ClockChủ Nhật, 08/04/2018 07:50

Kẻ đôộc…

TTH - Năm 2011, Nhà xuất bản Thuận Hóa ấn hành cuốn sách “Từ Kẻ Đôộc đến Phước Tích, chân dung ngôi làng gốm cổ bên dòng Ô Lâu” của Nguyễn Hữu Thông và nhóm tác giả thuộc Phân viện Văn hóa nghệ thuật Việt Nam.

Đó là một công trình khảo cứu với đầy những khám phá thú vị. Đọc cuốn sách, lần đầu tiên, tôi được biết đến danh xưng Kẻ Đôộc với tư cách là một tên gọi khác của làng cổ Phước Tích, nơi mà nhiều năm qua gắn liền với “Hương xưa làng cổ”, một chương trình lễ hội đặc sắc của các kỳ Festival Huế.

Làng cổ Phước Tích bên dòng sông Ô Lâu, được công nhận di tích cấp quốc gia từ năm 2009, lâu nay nổi tiếng với khung cảnh hữu tình, thơ mộng và sự tồn tại của 26 ngôi nhà rường cổ trên 100 năm tuổi, là điều đã được khẳng định. Thế nhưng, còn đó là một Phước Tích với tư cách là một làng gốm đầu tiên và nổi tiếng của Thuận Hóa - Huế và cả xứ Đàng Trong. Cái tên Kẻ Đôộc, nghe có vẻ là lạ này, có liên quan đến đặc thù nghề nghiệp kia.

Chuyện rằng, xứ Cồn Dương xưa hay còn gọi là Cồn Giàng, chỉ một mặt giáp làng Phú Xuân ở phía bắc - đông bắc, còn lại đều được bao bọc bởi dòng sông Ô Lâu, rộng chừng 1 cây số vuông, là vùng  đất có địa thế thật đắc địa, được người xưa ví như chiếc túi đựng tiền. Cuối thế kỷ 15, ngài Hùng Minh Hầu họ Hoàng, sau bao năm chinh chiến, đã quyết định dừng lại xứ Cồn Dương cao ráo nhưng chật hẹp để sinh cơ, lập nghiệp.

Các làng quê ở Thừa Thiên Huế, đặc biệt là những làng quê cổ xưa, hình thành từ quá trình Nam tiến. Xuất phát từ đồng bằng Bắc Bộ và Thanh – Nghệ, những di dân này vốn “thâm căn, cố đế” có truyền thống “dĩ nông vi bản” (lấy nghề nông làm gốc). Thế nhưng chủ nhân đặt chân đến xứ Cồn Dương xưa lại khác, khi họ tiên phong lựa chọn “sinh kế phi nông nghiệp” bằng nghề làm đồ gốm đất nung – nghề đôộc.

Tôi không có điều kiện để thâm nhập và tìm hiểu. Thế nhưng, đến với Phước Tích – Kẻ Đôộc, điều tôi cảm nhận đầu tiên là dấu ấn sâu đậm của nghề làm gốm – nghề đôộc trong đời sống và sinh hoạt của người dân ở đây. Từ nghề đôộc đã hình thành nên làng “Kẻ Đôộc”; hơn thế nữa, còn có “truông Đôộc” (nơi an táng mộ ngài khai canh Hoàng Minh Hùng) hay “sông Đôộc”. Nghề làm gốm không khép kín như làm nông mà cần sự giao thương và trao đổi. Ở Phước Tích, do không có nguyên liệu tại chỗ nên phải đi tới các nơi xa, ra tận Hải Lăng (Quảng Trị), để mua về càng làm cho yếu tố đó sâu đậm hơn.

Dẫu sao thì người dân Phước Tích và Kẻ Đôộc cũng đã có thể tự hào về những sản phẩm do chính họ làm ra được sử dụng rộng rãi khắp nơi, với nào lu, ang, vại, hũ, bình vôi, bùng binh, chậu hoa… đặc biệt còn có một sản phẩm có tên “đôộc”, còn được gọi là ghè, một dạng đồ đựng. Tương truyền, gạo de An Cựu là loại gạo ngon nổi tiếng một thời ở đất Thần kinh. Gạo de An Cựu ăn với cá rô Bàu Choàng, với tôm rằn “lột vỏ bỏ đuôi” ai cũng rành. Còn nữa, gạo de An Cựu thơm ngon phải được nấu trong om ngự, được làm ra dùng để tiến vua, của làng Phước Tích.

Festival Huế 2018 đang đến, lại nao nao nhớ về những ngôi nhà rường ẩn mình bên trong những khu vườn rợp bóng cây xanh, nhớ những con đường làng quanh co, dòng sông Ô Lâu hững hờ trước mặt và còn nữa là cái lò gốm được dựng nên ở giữa làng đón khách đến mua sản phẩm và tham quan cách làm đồ gốm xưa để cùng sống lại và hoài niệm, và như chợt hiểu hơn những giá trị văn hóa về “Một thời lu đôộc, om tréc Phước Tích”(tên một tập tài liệu của ông Kỷ Trương Thế).

ĐAN DUY

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lập hồ sơ di tích đặc biệt làng cổ Phước Tích

Làng cổ Phước Tích được bao bọc bởi con sông Ô Lâu, thuộc xã Phong Hòa (huyện Phong Điền), cách TP. Huế 40km về phía bắc. Làng được thành lập từ năm 1470, dưới thời Lê Thánh Tông. Cùng với khung cảnh thơ mộng, kiến trúc những ngôi nhà rường – vườn có giá trị, các thiết chế văn hóa đặc sắc… Ngôi làng này được công nhận di tích Quốc gia vào năm 2009 giờ đang được các cơ quan chức năng tiến hành các bước lập hồ sơ đề nghị công nhận di tích Quốc gia đặc biệt.

Lập hồ sơ di tích đặc biệt làng cổ Phước Tích
Động lực từ tuyến đường Khúc Lý - Mỹ Xuyên

Sau bao năm chờ đợi, huyết mạch Khúc Lý - Mỹ Xuyên, thuộc Tỉnh lộ (TL) 6B ở huyện Phong Điền đang nâng cấp mở rộng tạo diện mạo mới, góp phần đưa Phong Điền tiến nhanh lên thị xã trong thời gian đến.

Động lực từ tuyến đường Khúc Lý - Mỹ Xuyên
GIẢI CHẠY HALF MARATHON HUYỆN PHONG ĐIỀN:
Hứa hẹn những trải nghiệm mới

Chỉ còn hơn 2 tuần nữa giải chạy Half Marathon huyện Phong Điền lần thứ II, năm 2023 chính thức bắt đầu. Đến thời điểm này, công tác chuẩn bị cho giải chạy cơ bản đã hoàn tất, sẵn sàng đón tiếp các vận động viên và du khách. Thông qua giải chạy lần này, Ban Tổ chức muốn lan tỏa tinh thần rèn luyện thể dục thể thao và thúc đẩy quảng bá du lịch, giới thiệu hình ảnh về vùng đất con người Phong Điền hiền hòa, thân thiện và mến khách.

Hứa hẹn những trải nghiệm mới
Ra mắt mô hình bảo tồn thiên nhiên trên phá Tam Giang

Thôn Lai Hà, xã Quảng Thái (huyện Quảng Điền) vừa ra mắt mô hình "Liên gia khu dân cư Lai Hà tham gia công tác bảo vệ khu vực bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ nguồn lợi thủy sản và đảm bảo an ninh trật tự".

Ra mắt mô hình bảo tồn thiên nhiên trên phá Tam Giang
Lan toả thương hiệu “Hương xưa làng cổ Phước Tích”

Đó là mục tiêu hướng đến của dự án (DA) khoa học và công nghệ (KH&CN) cấp tỉnh về tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận (NHCN): “Hương xưa làng cổ Phước Tích” cho làng cổ Phước Tích (Phong Hoà, Phong Điền) đã được Sở KH&CN thành lập hội đồng nghiệm thu vào chiều 5/10.

Lan toả thương hiệu “Hương xưa làng cổ Phước Tích”
Return to top