ClockChủ Nhật, 18/02/2018 17:13

"Kê thủ" vào sới

TTH.VN - Diễn ra trong hai ngày mùng 2 và mùng 3 Tết, hội chọi gà là thú tiêu khiển thu hút sự chú ý của nhiều người.

Hát mừng mùa xuânHàng ngàn người dân thưởng thức pháo hoa chào năm mớiSắc xuân về muôn nơiNhiều hoạt động sôi nổi vui Tết, đón xuânHội Xuân 2018 đậm nét truyền thống

Người cổ vũ bao quanh sới chọi 

Ở Công viên Thương Bạc, vào sáng sớm, gần 30 “kê thủ” thiện chiến đã có mặt, sẵn sàng cho những trận giao tranh.

Tại 5 điểm thi đấu, vây quanh các kê thủ là đông nghẹt người đứng xem, cổ vũ. Gà vào cuộc thường “say đá” đến mức toạc đầu, gãy cánh, chảy máu mắt vẫn không chịu rời "sàn đấu". Người xem chọi gà say sưa cổ vũ, bình phẩm từng cú đá hay, từng miếng mổ hiểm hóc, từng động tác di chuyển...

Anh Nguyễn Hữu Bảo (phường Phú Thuận, TP. Huế), một “cổ động viên” cuồng nhiệt cho hay: “Bất kể có gà hay không, ai cũng tới đây để xem chọi gà. Ngày tết được xem những trò dân gian như thế này thì còn gì vui bằng”.

Chăm sóc cho "kê thủ" khi nghỉ giữa hiệp

Trong mỗi trận giao tranh, tính thắng thua không bị đặt nặng, quy ước được hai bên thỏa thuận. Những chú gà sẽ được cho đấu nhiều hiệp đến khi đánh bại đối thủ, hay một trong hai bên nhận thua mới thôi.

Nghỉ mỗi hiệp, “kê thủ” sẽ được chủ cho uống nước, làm mát hay khâu những chỗ bị thương. Những người thắng cuộc sẽ được nhận phần thưởng, họ coi đó là “lộc” may mắn đầu năm.

Anh Phạm Tiến Dũng, “chủ ví” của hội chọi gà (được hiểu là trọng tài), chia sẻ: “Chọi gà là một nét văn hóa, đồng thời còn thể hiện tinh thần thượng võ. Người chơi gà chọi phải là người có nhiều kinh nghiệm và đầu tư công phu về thời gian và công sức. Nhiều người coi gà như một người bạn, có sự kết nối, hiểu ý nhau”.

Người chơi gà chọi xem chúng là bạn

Để có một trận đấu hay, từ trước đó, gà đã được chủ “om bó”, chăm sóc và tập dợt trong thời gian dài. Người chơi gà chọi sành điệu, am tường kỹ lưỡng thì họ luôn xem xét chọn giống nào, nòi gì, thuộc chủng loại nào, hay dở ra sao. Nhiều người còn để ý đến cả nguồn gốc của gà, xem gà bố gà mẹ có phải là dòng gà thiện chiến, bền bỉ, gan góc hay không.

Anh Xuân Lộc, chủ nhân của một chú gà đá cho hay: “Gà chọi thường được nuôi từ bé, cho ăn theo tiêu chuẩn. Như gà của tôi thường được cho ăn lúa, rau, bổ sung thêm thịt bò, lươn. Ngoài ra, gà được tắm và phơi nắng để sạch, khỏe. Tôi còn cho gà đấu tập dợt nhiều trận để làm quen. Tuy bản năng của giống gà này biết đấu đá, nhưng khi cho gà mình tập, sẽ biết được ưu khuyết điểm để huấn luyện thêm cho “chuẩn”.

Theo chia sẻ của các chủ gà, đem “kê thủ” đến đây vừa để chúng được thi đấu giao hữu, rèn luyện sức chiến đấu, đồng thời còn là niềm vui ngày xuân khi giữ gìn được nét đẹp văn hóa d.

Bài, ảnh: Phước Ly

 

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Toàn tỉnh ra quân hưởng ứng “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” năm 2024

Trong không khí vui tươi, phấn khởi của những ngày đầu năm mới Giáp Thìn 2024 và kỷ niệm 65 năm Ngày Bác Hồ phát động tết trồng cây, đồng thời tiếp tục hưởng ứng phong trào “Trồng 1 tỷ cây xanh cho Việt Nam giai đoạn 2021-2025” do Thủ tướng Chính phủ phát động, sáng 16/2, tại cồn Dã Viên, TP. Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” năm 2024.

Toàn tỉnh ra quân hưởng ứng “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” năm 2024
Thiếu nữ Huế & tết

“Tết” - chỉ một từ ấy thôi mà làm xao xuyến bao người, đặc biệt là với những thiếu nữ, lứa tuổi hoa chơm chớm như nụ hồng, rạo rực đón mùa xuân mới với bao mơ ước thầm kín trong tâm hồn thanh khiết, băng tâm.

Thiếu nữ Huế  tết
Ô tô ken dày các trục phố chính, cảnh sát giao thông phải căng mình điều tiết

Sáng 11/2 (mồng 2 Tết Nguyên đán Giáp Thìn), trên các tuyến phố chính như Lê Lợi, Hà Nội, Lê Duẩn, Hùng Vương...và hai đầu cầu Phú Xuân, Dã Viên (TP. Huế), tình trạng kẹt xe diễn ra nghiêm trọng. Lực lượng cảnh sát giao thông phải căng mình điều tiết giao thông để kéo giản lượng người, phương tiện qua lại an toàn.

Ô tô ken dày các trục phố chính, cảnh sát giao thông phải căng mình điều tiết
Đi lễ nhà thờ họ

Trong mưa xuân lất phất bay ngày đầu tiên của năm mới, dân làng lại tề tựu về nhà thờ họ với mâm cúng đủ đầy, mang theo bao ước vọng.

Đi lễ nhà thờ họ
Những người thức cùng mùa xuân

Trong thời khắc thiêng liêng của đất trời, người người, nhà nhà tạm xếp lại những bộn bề cuộc sống để ở bên cạnh người thân, đón chào năm mới. Tuy vậy, đâu đó vẫn có những con người lao động vẫn thầm lặng, miệt mài với công việc của mình.

Những người thức cùng mùa xuân
Return to top