Kế thừa & tự lập
TTH - Đọc trong cùng một tờ báo, hai trang viết đăng lá thư của một cháu học sinh sắp thi vào đại học và tâm sự của một cặp vợ chồng có con sắp thi vào đại học năm nay. Nội dung lá thư của cháu học sinh và tâm sự của hai người làm cha mẹ là hai trường hợp ngược nhau gần như hoàn toàn: một bên, người con vừa rất muốn tự quyết định tương lai đời mình vừa muốn nghe theo cha mẹ để tỏ lòng hiếu thuận, một bên cha mẹ có sẵn mọi điều kiện thuận lợi nhất cho con kế thừa sự nghiệp cao quý nhưng không làm cách nào thuyết phục được con nối nghiệp cha mẹ. Đúng là hai nỗi khổ tâm khác nhau nhưng cùng giống nhau ở chỗ không biết làm thế nào cho trọn vẹn giữa kế thừa và tự lập.
Tương truyền, cụ Nguyễn Cư Trinh có cặp câu đối rất hay như sau: Phụ nghiệp, tử năng thừa. Quân ân, thần khả báo (Sự nghiệp của cha (mẹ), con có đủ khả năng kế thừa. Ơn vua, bề tôi có thể báo đáp). Người xưa cũng luôn quan niệm rằng gia đình nào mà con cái nối nghiệp cha mẹ (dĩ nhiên là sự nghiệp vẻ vang hoặc nghề nghiệp lương thiện) thì gia đình đó có truyền thống tốt, nếu con cái lại vượt cha mẹ trong sự nghiệp thì quả thật có phúc lớn. Từ xưa đến nay, nhiều gia đình, đại gia đình hoặc cả dòng họ có nhiều đời kế tiếp nhau hành nghề, nhiều đời lưu danh tốt. Dòng họ Phan Huy ở Hà Tĩnh, Nguyễn Khoa, Hồ Đắc ở Thừa Thiên Huế, họ Phạm Gia ở Hà Nội, đại gia đình nhà giáo Nguyễn Lân, đại gia đình nhà cách mạng họ Mai ở Bình Định, hai cha con cố Giáo sư Tôn Thất Tùng - Tôn Thất Bách và rất nhiều dòng họ, gia đình khác mà tôi không sao kể ra hết… là những minh chứng cụ thể về trường hợp con cháu kế thừa sự nghiệp vẻ vang của cha ông mà không hề chịu mặc cảm “núp dưới cái bóng của cha mẹ thành đạt” bởi vì họ thực sự có tài và được may mắn kế thừa “gia tài tri thức và kinh nghiệm của cha ông”.
Phạm Xuân Phụng
- Tâm huyết với sinh viên (05/03)
- Quy định có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp: Giáo viên âu lo (04/03)
- Gieo hạt tử tế từ giáo dục (03/03)
- Gặp các “nhà khoa học” nhí (02/03)
- Giám sát chặt việc chọn sách giáo khoa mới lớp 2 và lớp 6 (02/03)
- Quyên góp sách cho tủ sách Huế (01/03)
- Giữ sĩ số lớp học sau tết (01/03)
- Phao di động hỗ trợ cứu hộ, cứu nạn (01/03)
-
Quy định có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp: Giáo viên âu lo
- Giữ sĩ số lớp học sau tết
- Giáo dục địa phương, đừng làm học sinh… sợ - Kỳ 2: Vừa dạy học, vừa lắng nghe
- Địa chỉ tốt của giáo dục mầm non Phong Điền
- “Năm dịch”, không vắng những giải cao
- Đại học Huế công bố phương án tuyển sinh trình độ đại học năm 2021
- Sẻ chia không khí tết với sinh viên Lào đang ở Huế
- Đừng phụ lòng bố mẹ, các bạn nhé
- Thứ hạng thế giới của Đại học Huế tăng bậc trên bảng xếp hạng Webometrics
- Ấm lòng sinh viên trước khi về quê đón tết
-
Phao di động hỗ trợ cứu hộ, cứu nạn
- Giáo dục địa phương, đừng làm học sinh… sợ - kì 3: Kỳ 3: Khơi dậy niềm đam mê
- Quy định có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp: Giáo viên âu lo
- Quyên góp sách cho tủ sách Huế
- Gặp các “nhà khoa học” nhí
- Gieo hạt tử tế từ giáo dục
- Giữ sĩ số lớp học sau tết
- Giám sát chặt việc chọn sách giáo khoa mới lớp 2 và lớp 6
- Tâm huyết với sinh viên