ClockThứ Năm, 29/05/2014 13:54

Kết cục buồn

TTH - Một thanh niên “bỗng dưng” bị chém gần đứt lìa cánh tay. Nạn nhân may mắn được đưa vào Bệnh viện Trung ương Huế cấp cứu kịp thời. Đằng sau vụ án này có rất nhiều điều cần suy nghĩ về cách ứng xử trong tình bạn, tình yêu của những người trẻ.

Câu chuyện đáng tiếc bắt đầu từ buổi sinh nhật của một thiếu nữ (ngụ tại đường Phan Bội Châu, TP Huế) tròn 17 tuổi. Tiệc tổ chức tại quán karaoke. Ngoài T (người yêu của thiếu nữ), khách mời còn có rất nhiều bạn bè khác, trong đó có cả người yêu cũ của chủ nhân buổi tiệc. Trong lúc ngồi hát hò, T hồn nhiên có những cử chỉ cầm tay hoặc quàng vai thân mật với bạn gái. Đối với người khác, đó là chuyện bình thường. Nhưng người yêu cũ của cô gái ấy lại thấy khó chịu. Thanh niên này bèn bỏ ra ngoài. Thiếu nữ vẫn cùng người yêu mới và bạn bè vô tư tiếp tục cuộc vui mà không hề biết rằng, anh chàng người yêu cũ kia đang hậm hực, gọi điện thoại rủ thêm một số “chiến hữu” đến trợ giúp, chuẩn bị cho việc “rửa hận”. Thiếu nữ tỏ vẻ ngạc nhiên, kể lại “H (tên người yêu cũ) ra về chừng mười phút thì gọi điện cho em, hỏi hát xong có đi ăn gì không rồi về, để H đợi. Lúc đó cũng gần 10 giờ đêm, em nghĩ chắc mọi người cũng đói, nên quyết định nghỉ hát để đi ăn. Lúc ra khỏi quán, anh T đi trước, vừa bước đến, định hỏi H và các bạn của H muốn đi ăn ở đâu, liền bị chém xối xả. Em không hiểu vì răng lại như rứa?” Theo thiếu nữ này, cô và anh chàng người yêu cũ đó đã chia tay từ lâu (thời gian yêu nhau cũng chỉ… một tuần). Nhưng do cùng học nghề ở một tiệm cắt tóc, nên hai người vẫn giữ mối quan hệ bạn bè thân thiết. Cô và người yêu mới yêu nhau đã hai năm nay, vậy thì có lý do gì để anh chàng kia ghen tuông, dẫn đến hành động kinh khủng đó?

Cô gái trẻ không lý giải được, nhưng dù sao, điều đáng tiếc đã xảy ra. Bạn trai mới của cô trở thành nạn nhân và bạn trai cũ (và đồng bọn) là hung thủ trong vụ án hình sự. T đang làm nghề đẩy trầm. Cậu lo lắng: “Nghề này cần sự khéo léo của đôi bàn tay. Vậy mà chừ cánh tay của em bị chém gần đứt, sau này sợ sẽ rất khó khăn khi làm nghề. Thậm chí em sợ phải bỏ nghề luôn”. Lo lắng của T cũng chính là nỗi lo của người mẹ. Gia cảnh thuộc diện khó khăn, mẹ T làm nghề giúp việc nhà để mưu sinh. T là một lao động chính trong nhà, nay lâm vào hoàn cảnh phải chạy chữa thuốc men, mất thu nhập trong thời gian điều trị và đợi sự phục hồi của cánh tay. “Cánh tay của cháu sau này “ngượng nghịu” không trở lại với nghề được là điều khiến mẹ con tui lo nhất”. Mẹ T tâm sự. Bà còn băn khoăn: “Mấy ông bố bà mẹ “bên kia” (ý nói các hung thủ) cũng lo lắng chạy lên chạy xuống bệnh viện, đưa tiền qua cho tui đóng viện phí, thuốc men. Họ hứa mỗi tháng sẽ đưa thêm một số tiền, coi như bồi thường tiền mất thu nhập trong thời gian cháu không lao động được và năn nỉ gia đình tui viết giấy bãi nại cho con họ. Có phải mình viết giấy bãi nại rồi, mấy thanh niên kia thoát tội, không phải đi tù?”

Băn khoăn của mẹ nạn nhân cũng là nỗi lòng cha mẹ các hung thủ. Mẹ H buồn bã: “Con tui và bốn đứa bạn hắn bị tạm giam, lòng cha mẹ cứ như lửa đốt. Nhà mô cũng khó khăn. Chúng tôi phải chạy vạy, vay mượn góp lại mang tiền đến bệnh viện. Con dại cái mang. Giờ con lỡ gây ra cho người ta như rứa, bị bắt tạm giam, mình “ở ngoài” không lo thay con thì không được. Biết con mình có lỗi, chúng tôi thành tâm thay con mong muốn sửa chữa. Nhưng “bên đó” vẫn chưa chịu viết giấy bãi nại”.

Dù nạn nhân có đơn bãi nại, nhưng do các hung thủ trong vụ án này dùng hung khí nguy hiểm gây thương tích cho người khác 26%, nên vẫn phải bị pháp luật xử lý về hình sự. Ý kiến của nạn nhân là một tình tiết để pháp luật xem xét giảm nhẹ một phần trách nhiệm hình sự cho các bị cáo (khi ra tòa) mà thôi. Mẹ H thẫn thờ. Có lẽ, bà đang rối bời trước hậu quả mà đứa con “dại dột” đang và sắp phải gánh vì hành vi vi phạm pháp luật.

Phạm Thùy Chi
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xin giữ lại tương lai cho Hải bằng máy hỗ trợ nhịp tim

Từ nhỏ, Phan Thị Hải đã bị bệnh tim bẩm sinh. Tưởng chừng tương lai tươi đẹp của em đã được mở ra khi em được phẫu thuật đặt máy hỗ trợ nhịp tim thành công lúc 9 tuổi và trở thành cô sinh viên Trường đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế. Nhưng khi cuộc sống vốn dĩ trôi qua bình thường, thì sóng gió ập tới, căn bệnh tim của em lại tái phát.

Xin giữ lại tương lai cho Hải bằng máy hỗ trợ nhịp tim
4 đứa trẻ mồ côi cần lắm một mái nhà

Khi màn đêm buông xuống, trong lúc ai nấy quây quần bên mâm cơm gia đình, thì có 4 đứa trẻ mồ côi (ở thôn Diên Đại, xã Phú Xuân, huyện Phú Vang), không nhà cửa, không bố, người mẹ vừa quẫn trí treo cổ tự tử, ngơ ngác trước bàn thờ mẹ bảng lảng khói hương. Chiếc bàn thờ cũng đặt nhờ trong căn nhà bé xíu của một người họ hàng.

4 đứa trẻ mồ côi cần lắm một mái nhà
Xin yêu thương đến với hoàn cảnh cháu Thanh Phúc

Gia đình anh Hồ Văn Sơn là hộ nghèo của xã Lâm Đớt, huyện A Lưới. Hai vợ chồng đi làm thuê thu nhập không được ổn định. Cuộc sống khốn khó như vậy nhưng vợ chồng anh Sơn vẫn luôn cố gắng, nhất là khi cách nay 2 năm chị sinh hạ được một bé trai. Đặt tên con là Hồ Thanh Phúc với mong muốn con lớn lên may mắn…

Xin yêu thương đến với hoàn cảnh cháu Thanh Phúc
Xin bảo lưu kết quả học tập để ở nhà chăm sóc bố mẹ

Theo chỉ dẫn của người dân, chúng tôi đến thăm gia đình cháu Nguyễn Đoàn Lan Anh (SN 2002) - sinh viên năm 3 Trường đại học Ngoại ngữ Huế, ở tổ dân phố Trạch Thượng 2, thị trấn Phong Điền, huyện Phong Điền (Thừa Thiên Huế), một gia đình có hoàn cảnh thật đáng thương.

Xin bảo lưu kết quả học tập để ở nhà chăm sóc bố mẹ
Return to top