ClockThứ Năm, 25/04/2019 16:51

Kết nối tiêu thụ sản phẩm nông sản an toàn

TTH.VN - Đó là nội dung hội nghị được Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản, Thủy sản tỉnh và Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản, Thủy sản tỉnh Đắk Lắk tổ chức trong ngày 25/4 nhằm thúc đẩy liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn trên địa bàn Thừa Thiên Huế và Đak Lak.

Hỗ trợ các mô hình kinh tế hiệu quảXây dựng sản phẩm OCOP: Bắt đầu từ tư duy người sản xuấtĐẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ vào quản lý sản xuất nông nghiệp

Các đại biểu chia sẻ tại hội nghị

Đa dạng nông sản an toàn

Theo Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản, Thủy sản tỉnh, nguyên liệu nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh khá phong phú, sản phẩm nông sản an toàn trên địa bàn tỉnh đang từng bước phát triển. Một số địa phương trong tỉnh đã hình thành các chuỗi cung ứng sản phẩm nông lâm thủy sản lớn với khâu sản xuất ban đầu đã được chứng nhận VietGAP như: Hợp tác xã Quảng Thọ II (Quảng Điền) xây dựng cơ sở thu mua và chế biến rau má mang thương hiệu “trà rau má Quảng Thọ”, có vùng sản xuất rau má an toàn theo tiêu chuẩn VietGap với 40 ha; HTX Thủy Dương đầu tư máy móc thiết bị sản xuất trà mướp đắng và xây dựng vùng nguyên liệu mướp đắng đạt tiêu chuẩn VietGAP. 

Trên địa bàn tỉnh còn có các vùng sản xuất an toàn tiêu chuẩn VietGAP như: xã Quảng Thành có vùng sản xuất rau an toàn VietGAP với 35ha sản xuất 8 loại rau; phường Hương An 17 ha hành lá sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP; vùng sản xuất thanh trà an toàn VietGAP với 8,7 ha tại xã Thủy Biều; 2 cơ sở chế biến thuỷ sản áp dụng sản xuất theo tiêu chuẩn HACCP… Đây là các sản phẩm có thể đăng ký xác nhận sản phẩm chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn trong thời gian đến.

Bên cạnh đó, các đơn vị sản xuất chế biến các sản phẩm nông sản theo hướng hữu cơ như: Công ty TNHH MTV Hữu cơ Huế Việt: sản xuất các sản phẩm rau củ quả theo hướng hữu cơ, các sản phẩm bún, bánh canh khô, các loại bột ngũ cốc, gạo… cung ứng cho các siêu thị lớn trong tỉnh và một số nhà hàng, sản phẩm hữu cơ các loại. Công ty TNHH MTV Nông sản Hữu cơ Quế Lâm hợp đồng liên kết tiêu thụ với nông dân thông qua hợp tác xã, sản xuất gạo hữu cơ, trà hữu cơ, thanh long hữu cơ và các loại thực phẩm sạch (trứng gà, trứng vịt, các loại rau củ quả...) cũng đang dần khẳng định thương hiệu trên địa bàn.

 Liên kết sản xuất tiêu thụ gạo hữu cơ Quế Lâm

Cần chú trọng chất lượng sản phẩm

Ông Hồ Đăng Khoa, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản, Thủy sản tỉnh thông tin, hiện nay có 19/164 HTX sản xuất nông nghiệp và dịch vụ tiêu thụ sản phẩm nông sản có hiệu quả. Nhiều hợp tác xã đã liên kết với các doanh nghiệp sản xuất giống lúa hữu cơ, trong đó doanh nghiệp chịu trách nhiệm cung ứng trước cho HTX giống, phân bón và bao tiêu sản phẩm cho các hộ thành viên.

Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh có 10 chuỗi/15 sản phẩm đã được xác nhận chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn. Thực hiện thí điểm ứng dụng Tem điện tử QR code vào 10 sản phẩm nông sản (gạo, rau, thịt) bày bán có đầy đủ thông tin truy xuất nguồn gốc từ khâu sản xuất ban đầu đến khâu bày bán. Hình thành 8 cửa hàng kinh doanh nông sản thực phẩm có nguồn gốc, được nhiều người tiêu dùng quan tâm. Các sản phẩm nông lâm thủy sản có xác nhận chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn tại cửa hàng tiêu thụ khá ổn định.

Tuy nhiên, theo ông Khoa, những sản phẩm an toàn chưa được phổ biến và tiêu thụ rộng rãi. Người dân chưa tiếp cận được với các cơ sở sản xuất an toàn trong khi cơ sở sản xuất lại gặp khó khi tiếp cận thị trường. Điều này, đặt ra bài toán lớn trong công tác quảng bá, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Việc kết nối đầu ra giữa các tỉnh, doanh nghiêp…. góp phần tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm nông sản an toàn.

 Sản phẩm Đắk Lắk được trưng bày, giới thiệu tại hội nghị

Tại hội nghị, các đại biểu cũng chia sẻ nhiều khó khăn trong tiêu thụ nông sản an toàn. Trong đó, liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân chưa chặt chẽ. Nhiều nông dân chưa quen với việc sản xuất theo hợp đồng, chưa quen tuân thủ quy trình, tiêu chuẩn, quy chuẩn sản xuất hàng hóa, chỉ quan tâm đến lợi ích trước mắt mà chưa thấy được lợi ích lâu dài về sản xuất, tiêu thụ ổn định; khả năng dự báo thị trường của cơ quan quản lý còn nhiều hạn chế; giá cả nông sản gần như phụ thuộc hoàn toàn vào thương lái.

Theo đó, các đại biểu tham dự cũng đề xuất, hai tỉnh cần tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, hội nghị kết nối tiêu thụ sản phẩm. Nông dân, hợp tác xã cần liên kết với doanh nghiệp, đưa các sản phẩm an toàn vào các bếp ăn tập thể, cửa hàng uy tín… Tuy nhiên, để làm được điều đó quá trình sản xuất phải thực sự đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng, giá cả cạnh tranh.

Bài, ảnh: Hoàng Loan

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xây dựng môi trường lao động an toàn

Đảm bảo an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) trong lao động, sản xuất được doanh nghiệp (DN), các cấp công đoàn chủ động thực hiện nhằm hạn chế tối đa mọi rủi ro gây ra.

Xây dựng môi trường lao động an toàn
Trao học bổng hiếu học cho sinh viên, học sinh nghèo vượt khó

Ngày 14/4, tại Công viên Tứ Tượng (TP. Huế), Quỹ Giáo dục Huế hiếu học (Quỹ) tổ chức trao học bổng học kỳ 2 năm học 2023 – 2024 cho các sinh viên, học sinh nghèo, vượt khó vươn lên trong học tập. Đến dự có UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân.

Trao học bổng hiếu học cho sinh viên, học sinh nghèo vượt khó
Kết nối cùng thiên nhiên

Thừa Thiên Huế lưu dấu với du khách không chỉ có những giá trị văn hóa đặc biệt mà còn hấp lực bởi cảnh quan thiên nhiên khi muốn trải nghiệm...

Kết nối cùng thiên nhiên
“Lá phổi xanh” giữa đô thị Huế

Nhà máy xử lý nước thải tại TP. Huế được ví như là “lá phổi xanh” giữa lòng Cố đô, bởi không chỉ đang giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường do nước thải sinh hoạt của người dân mà còn là “điểm xanh”, bởi phủ đầy cây xanh, không khí trong lành.

“Lá phổi xanh” giữa đô thị Huế
Return to top