ClockThứ Hai, 21/08/2017 06:21

Kết nối từ cây nấm

TTH - Với sự hỗ trợ của Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã, đầu năm 2017, các hội viên thuộc Chi hội Phụ nữ thôn Lê Xá Đông, xã Phú Lương (Phú Vang) thành lập tổ liên kết sản xuất nấm rơm an toàn nhằm phát triển nghề truyền thống, tạo việc làm và góp phần tăng thu nhập.

Phú Lương là xã thuần nông, có diện tích sản xuất lúa rộng nên lượng rơm rạ sau thu hoạch rất lớn. Do đó, việc sản xuất, phát triển nghề trồng nấm rơm đã và đang là hướng đi mà xã lựa chọn giúp người dân, nhất là phụ nữ trên địa bàn xã nhằm giải quyết việc làm tại chỗ lúc nông nhàn, tăng nguồn thu nhập, ổn định cuộc sống.

Nghề trồng nấm mang lại nguồn thu nhập chị em phụ nữ

Tuy nhiên nhiều chị em phụ nữ ở đây vẫn không thể tiếp cận với nghề sản xuất nấm rơm vì thiếu vốn cũng như kinh nghiệm sản xuất. Được sự quan tâm động viên, hỗ trợ kinh phí của LHPN tỉnh và huyện, Chi hội Phụ nữ thôn Lê Xá Đông đã mạnh dạn thành lập mô hình “Tổ liên kết sản xuất nấm rơm an toàn”.

Tổ liên kết sản xuất được thành lập vào đầu năm 2017 với 20 thành viên đều là hội viên phụ nữ. Tổ cũng bầu Ban điều hành gồm 3 thành viên và xây dựng quy chế hoạt động riêng.

Các thành viên trong tổ cam kết sử dụng nguyên vật liệu, nguồn giống đảm bảo chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ, không dùng chất khích thích, chất cấm để sản xuất nấm rơm an toàn, đảm bảo vệ sinh thực phẩm. Ngoài ra, trong quá trình sản xuất phải đảm bảo vệ sinh, không gây ô nhiễm môi trường.

Chị Hoàng Thị Hoa, Chủ nhiệm CLB “Tổ hợp tác sản xuất nấm rơm an toàn” cho biết, với sự hỗ trợ của Hội LHPN tỉnh gồm 10kg nilông và 1 triệu đồng tiền mặt mỗi hộ, các thành viên của tổ xây dựng được 100 vòm nấm (trung bình 5 vòm/thành viên) và đi vào sản xuất ổn định. Với lợi thế tận dụng được nguồn rơm, tre sẵn có của địa phương để xây vòm, nguồn lao động dồi dào lúc nông nhàn nên đã giúp giảm chi phí sản xuất.

Trồng nấm rơm không khó, lại có thể trồng quanh năm, sản lượng thu hoạch đạt đến 40-50 kg nấm/vòm, giá trị đạt hơn 2,5 triệu đồng/tháng. Đây là một khoản thu nhập khá lớn đối với các thành viên tham gia mô hình này.

Để nâng cao hiệu quả sản xuất, tổ liên kết sinh hoạt định kỳ hàng tháng, giúp các thành viên trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, hướng dẫn thêm kỹ thuật cho các thành viên làm chưa hiệu quả; tìm cách giúp đỡ các chị trong tổ còn gặp khó khăn; tìm kiếm đại lý, điểm liên kết để tiêu thụ sản phẩm. Tổ cũng đã xây dựng nguồn quỹ riêng, hàng tháng thu mỗi thành viên 50 nghìn đồng, đến nay nguồn quỹ có hơn 5 triệu đồng. Số tiền này dùng để hỗ trợ các hội viên khó khăn vay đầu tư thêm vòm nấm, giúp đỡ đầu tư ban đầu cho các phụ nữ khác có nguyện vọng tham gia tổ.

Chị Lê Thị Na, Phó Chủ tịch Hội LHPN xã Phú Lương nhận xét, 20 thành viên của tổ liên kết sản xuất không chỉ tích cực phát triển kinh tế gia đình mà còn là hội viên nòng cốt tham gia tích cực các hoạt động của hội phụ nữ địa phương.

Tuy đạt được nhiều hiệu quả nhưng hoạt động của tổ vẫn còn những khó khăn. Theo chị Hoàng Thị Hoa, Chủ nhiệm CLB, khó khăn lớn nhất vẫn là vốn. Hiện nhiều chị em trong thôn có nguyện vọng tham gia tổ nhưng không có kinh phí để đầu tư. Ngoài ra, việc sản xuất nấm rơm phụ thuộc rất lớn vào chất lượng meo giống, nhưng trên địa bàn xã vẫn chưa tự sản xuất được, phải nhập từ TP. Nha Trang, TP. Hồ Chí Minh… Đầu ra của nấm rơm không ổn định, khiến giá thu mua lúc cao, lúc thấp. Tổ sẽ tìm kiếm doanh nghiệp để liên kết bao tiêu sản phẩm, đảm bảo giá cả hợp lý.

Chị Trần Thị Cẩm Vân, Chủ tịch Hội LHPN xã Phú Lương cho biết, tuy chỉ mới đi vào hoạt động hơn 6 tháng nhưng tổ hoạt động rất nề nếp, nhiều thành viên có thể dựa vào nguồn thu từ nấm rơm để trang trải cuộc sống. Thời gian tới, sẽ mở rộng quy mô, thu hút thêm hội viên với định hướng lâu dài thành lập hợp tác xã.

Bài, ảnh: Minh Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tôn vinh các tập thể và cá nhân có nhiều đóng góp trong công tác xã hội

Chiều 25/3, UBND tỉnh tổ chức lễ kỷ niệm ngày Công tác xã hội Việt Nam lần thứ 8 năm 2024 với chủ đề: "Công tác xã hội Việt Nam - Tiên phong, chuyên nghiệp và kết nối"; đồng thời tôn vinh tập thể, cá nhân có thành tích nổi bật trong hoạt động công tác xã hội (CTXH) trên địa bàn tỉnh. Đến dự lễ kỷ niệm có ông Phan Ngọc Thọ, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; ông Nguyễn Thanh Bình, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh.

Tôn vinh các tập thể và cá nhân có nhiều đóng góp trong công tác xã hội
Hải Vân Quan - Kết nối thân tình

Ngày 23/3, hai địa phương là thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc và phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng phối hợp tổ chức chương trình “Hải Vân Quan - Kết nối thân tình” kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng Thừa Thiên Huế (26/3/1975 - 26/3/2024) và 49 năm Ngày Giải phóng thành phố Đà Nẵng (29/3/1975 - 29/3/2024). Đây là 2 địa phương giáp ranh và kết nghĩa đã lâu.

Hải Vân Quan - Kết nối thân tình
Xuân kết nối, tết sẻ chia với bệnh nhân

Nhiều hoạt động ý nghĩa được tổ chức cho hàng trăm người bệnh khó khăn trước thềm năm mới. Sự hỗ trợ về mặt vật chất lẫn tinh thần tạo nguồn động viên, giúp họ thêm nghị lực chiến đấu với bệnh tật…

Xuân kết nối, tết sẻ chia với bệnh nhân
Kết nối các điểm du lịch nông thôn tạo sản phẩm du lịch

Điều kiện đa dạng về hệ sinh thái tự nhiên và văn hóa giúp Thừa Thiên Huế có lợi thế để khai thác, phát triển loại hình du lịch nông nghiệp, nông thôn. Việc thúc đẩy các điểm du lịch nông nghiệp, nông thôn có thể làm vệ tinh cho du lịch di sản văn hóa và tạo động lực để đưa ngành công nghiệp không khói miền Hương Ngự phát triển mạnh mẽ.

Kết nối các điểm du lịch nông thôn tạo sản phẩm du lịch

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top