ClockThứ Sáu, 09/03/2018 08:24

Kết quả tích cực trong xây dựng kết cấu hạ tầng

TTH.VN - Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp về sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW về “Xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020” (Nghị quyết số 13-NQ/TW) của Ban chấp hành Trung ương khoá XI.

Khắc phục hạ tầng giao thông, thủy lợi sau lũKhu định cư Trạch Thượng 2: Hạ tầng chưa ổnGần 10 tỷ đồng xây dựng hạ tầng cụm CN-TTCN A CoQuảng Điền: Xã hội hóa đầu tư cơ sở hạ tầngKhuyến khích doanh nghiệp Việt đầu tư phát triển hạ tầng CNTT tại Lào

Sau 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW đến nay đã đạt được những kết quả tích cực. Cụ thể, các nhiệm vụ xây dựng và hoàn thiện thể chế phát triển kết cấu hạ tầng đã được khẩn trương thực hiện. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật được xây dựng và hoàn thiện, nhiều cơ chế chính sách cụ thể được rà soát điều chỉnh theo chương trình hành động của Chính phủ đề ra. Khung pháp lý thống nhất, đồng bộ đã và đang được hình thành và hoàn thiện, phù hợp với thông lệ quốc tế với việc xây dựng, sửa đổi và ban hành các Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư, Luật Đất đai… và các văn bản dưới luật, tạo môi trường thuận lợi để đẩy mạnh thu hút nguồn vốn từ khu vực tư nhân đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng. Nhiều hình thức đầu tư từ xã hội được thực hiện, tăng thêm nguồn lực cho phát triển kết cấu hạ tầng.

Các công trình kết cấu hạ tầng được đầu tư đã từng bước hiện đại và bảo đảm kết nối đồng bộ đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của các vùng lãnh thổ cũng như trên phạm vi cả nước. Một số công trình giao thông quan trọng, quy mô lớn được đầu tư, nâng cấp, đảm bảo kết nối giữa các vùng miền trong cả nước và giao thương quốc tế; các tuyến đường cao tốc, cảng hàng không, cảng biển... được tập trung đầu tư, đẩy nhanh tiến độ thi công; hạ tầng giao thông ở các vùng kinh tế trọng điểm được ưu tiên bố trí vốn đầu tư để sớm hoàn thành, đưa vào sử dụng.

Bên cạnh đó, hạ tầng năng lượng được đầu tư, tăng thêm năng lực đáp ứng yêu cầu phát triển và bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia. Hạ tầng thủy lợi được đầu tư, nâng cấp và khai thác hiệu quả hơn, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn. Hạ tầng đô thị có bước được cải thiện, nhất là ở các thành phố lớn. Hạ tầng các khu công nghiệp, khu kinh tế được các địa phương tập trung đầu tư, đặc biệt là hạ tầng xã hội thiết yếu, góp phần giải quyết tình trạng thiếu nhà ở cho lao động các khu công nghiệp. Hạ tầng thông tin truyền thông phát triển mạnh, đảm bảo hiện đại, rộng khắp, kết nối với quốc tế và từng bước hình thành siêu xa lộ thông tin. Hạ tầng thương mại phát triển nhanh… Hạ tầng giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ, y tế, văn hóa, thể thao, du lịch... được quan tâm đầu tư.

Các công trình kết cấu hạ tầng để xây dựng nông thôn mới được đẩy mạnh, đã thực sự phát huy tác dụng, bộ mặt nông thôn được đổi mới, đời sống nhân dân được nâng lên, góp phần xây dựng công trình nông thôn mới hoàn thành một bước rất cơ bản.

Hoàn thiện Báo cáo sơ kết

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục hoàn thiện Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW và dự thảo Báo cáo của Ban Cán sự đảng Chính phủ trình Bộ Chính trị về việc sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương khoá XI.

Trong đó cần đánh giá đúng mức các thành quả đã đạt được; mạnh dạn đề cập các tồn tại, khuyết điểm, hạn chế (như: không đồng bộ, chất lượng còn thấp, tiến độ còn chậm, tình trạng ùn tắc, quá tải, thất thoát lãng phí…).

Đề xuất quan điểm mới trong tìm kiếm nguồn lực cho đầu tư, mở rộng không gian phát triển (ví dụ nguồn vốn ODA; trái phiếu Chính phủ; trái phiếu quốc tế; trái phiếu công trình; nguồn lực từ đất đai; thu giá, phí; vấn đề bảo lãnh doanh thu, bảo lãnh tỷ giá…), bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, Nhà đầu tư và người dân.

Kiến nghị các nội dung cụ thể để tháo gỡ các rào cản trong các quy định của pháp luật chưa được sửa đổi; đề xuất danh mục các dự án ưu tiên đầu tư, các cơ chế, chính sách chung và chính sách riêng đối với các dự án cụ thể (như các tuyến đường sắt đô thị tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, các công trình hạ tầng ứng phó biến đổi khí hậu, các công trình hạ tầng điện, viễn thông, thương mại…).

Theo VPCP

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát huy sức trẻ trong lực lượng vũ trang

Công tác đoàn và phong trào thanh niên trong lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh đã có bước phát triển toàn diện cả chiều rộng, lẫn chiều sâu; thực sự là lực lượng nòng cốt, xung kích đi đầu trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị.

Phát huy sức trẻ trong lực lượng vũ trang
Chuyển biến tích cực trong chống khai thác IUU

Dự kiến vào tháng 6/2024, Ủy ban châu Âu (EC) sẽ tới Việt Nam kiểm tra lần 5, là thời điểm quyết định để gỡ cảnh báo “thẻ vàng” IUU cho thủy sản Việt Nam. Với những nỗ lực của các bộ, ngành, cơ quan có liên quan và lãnh đạo 28 tỉnh, thành phố ven biển, công tác chống khai thác IUU đã có những chuyển biến đáng ghi nhận.

Chuyển biến tích cực trong chống khai thác IUU

TIN MỚI

Return to top