Khắc bút chì mà mê
TTH - Chưa được xem là một bộ môn nghệ thuật nhưng những sản phẩm khắc trên bút chì khiến không ít người yêu thích.
![]() |
Sau khi thực hiện khắc bút chì, công đoạn cuối cùng là sơn bóng bảo quản bức tranh |
Đam mê
Góc nhỏ trong quán cà phê Molly (67 Nguyễn Huệ, TP. Huế) mỗi sáng chủ nhật trở thành nơi trao đổi kinh nghiệm khắc bút chì của những học sinh, sinh viên đến từ nhiều trường học khác nhau. Là nơi gặp mặt lần đầu để thành lập Câu lạc bộ (CLB) Khắc bút chì Huế (2/9/2014). Địa điểm này đã thành “trụ sở” để thảo luận những ý tưởng sáng tạo làm cho cây bút chì trở nên đa công dụng hơn so với ý định ban đầu của nhà sản xuất.
![]() |
Mỗi thành viên CLB Khắc bút chì Huế đều có một đam mê và phong cách riêng |
Bùi Minh Hiển, Chủ nhiệm CLB Khắc bút chì Huế cho biết, cây bút chì không đơn thuần chỉ là vật dụng để viết, vẽ. Từ nguyên liệu này, có thể sáng tạo ra các sản phẩm, như: tranh, xích đu, móc khóa, thư pháp và những vật khác dùng để trang trí, làm quà tặng. Trong gần 20 thành viên của CLB Khắc bút chì Huế, có những người chỉ mới học lớp 7, ở tận xã Dương Hòa (Hương Thủy) hay những sinh viên quê ở Quảng Trị, Đà Nẵng vẫn sinh hoạt đều đặn. Em Nguyễn Văn Minh Quân, sinh năm 2002, quê ở xã Dương Hòa chia sẻ: “Ban đầu, hầu hết các anh chị ở đây đều không quen biết nhau. Chúng em gặp nhau ở facebook và cùng chung sở thích nên thành lập câu lạc bộ để học hỏi lẫn nhau. Mỗi người ở một nơi nhưng niềm đam mê giúp chúng em ngồi lại với nhau sau những giờ học tập và được cha mẹ ủng hộ”.
Sáng tạo
Dụng cụ, nguyên liệu để khắc bút chì khá đơn giản gồm: bút chì, tẩy, dao, keo dán 502, sơn bóng, đục, giấy nhám. “Có hai loại dao là dao rọc giấy dùng để tạo mặt phẳng trên cây bút trước khi khắc và dao mổ để khắc các kí tự, chi tiết. Bút chì chỉ nên dùng hai loại là Gstar và Conte do tính chất mềm dẻo, dễ khắc và uốn cong. Ngoài ra, còn phải dùng bút chì kim để vẽ phác thảo trước khi khắc chữ. Mỗi nguyên liệu có công dụng riêng, keo 502 cùng để dán nhiều cây bút chì lại với nhau thành mặt phẳng lớn dùng cho khắc tranh, sơn bóng phủ bên ngoài để làm đẹp và tạo độ bền giúp bảo quản sản phẩm”, Minh Hiển phân tích.
![]() |
Bức tranh song hỷ được hoàn thành trong khoảng thời gian 1 ngày |
Theo các thành viên CLB Khắc bút chì Huế, thời gian tập luyện cách làm cơ bản chỉ mất 15-30 ngày, nhưng để sáng tạo ra những sản phẩm độc đáo, kỳ công, cần phải có một quá trình tập luyện kiên trì, tỉ mẫn cộng với niềm đam mê. Có những người không ít lần đứt tay, gãy bút, nếm trải nhiều thất bại mới theo đuổi được đam mê. Mỗi một sản phẩm bút chì thường qua những công đoạn cơ bản: gọt tạo mặt phẳng - vẽ phác thảo chữ/tranh - đi nét bằng dao theo phác thảo - tẩy nét bút chì - khắc - sơn bóng bảo quản. Trên những bước cơ bản, tùy sản phẩm mà người làm có những công đoạn khác như đục lỗ, gắn móc (đối với móc khóa) hay uốn cong, ráp nối các chi tiết của sản phẩm xích đu.
![]() |
Với chi phí nguyên liệu 20.000 đồng, sản phẩm xích đu được bán với giá 100.000 đồng |
Từ khi thành lập đến nay, CLB Khắc bút chì Huế cho ra đời 3 dạng mẫu là chữ, tranh và ngòi chì (khắc trong ruột bút) với nhiều sản phẩm khác nhau. Riêng với dạng mẫu chữ, họ cũng sáng tạo gần 20 phông chữ từ đơn giản đến kiểu cách theo phông chữ của phần mềm word trên máy tính hoặc tự nghĩ ra tùy vào tư duy sáng tạo của mỗi người. Ngoài ra, ý tưởng sản phẩm cũng dựa trên từng thời điểm, như: tết, các ngày lễ, sinh nhật,… nhằm tạo mẫu mã phù hợp nhưng nhìn chung nội dung “tác phẩm nghệ thuật” của họ đều dựa trên những hình tượng cuộc sống.
Để những sản phẩm đa sắc màu hơn, thành viên CLB Khắc bút chì Huế sử dụng thêm loại chì màu, nhất là với loại sản phẩm tranh, bởi những họa tiết trên bức tranh cần sự đa dạng của các gam màu. “Tụi em chọn màu rồi khắc từng cây gộp lại. Tết 2015, có sản phẩm gộp đến 44 cây bút chì cho ra bức tranh diện tích 20x30cm về chủ đề Tết”, Minh Hiển kể.
Thông qua việc rao bán online hoặc khách điện thoại đặt hàng, những sản phẩm khắc bút chì dần đến được với nhiều vị khách, kể cả khách ngoại tỉnh nhận hàng qua đường bưu điện. Nguyễn Diên Đạt (sinh năm 1997), thành viên CLB cho biết, nếu tính bằng công sức, giá cũng một sản phẩm rất đa dạng, bởi có những cái chỉ làm 1-2 giờ đồng hồ, nhưng có sản phẩm phải mất đến cả tuần mới hoàn thành. Niềm đam mê và muốn nhiều người khác biết đến loại hình nghệ thuật này khiến các bạn bán sản phẩm như cách để lấy lại tiền nguyên liệu và quảng bá cho sản phẩm của mình.
Mới lạ và còn nhiều bỡ ngỡ nên những thành viên CLB Khắc bút chì Huế thường xuyên trao đổi kinh nghiệm với các CLB khắc bút chì ở Hà Nội, Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh. Họ cũng dự định làm nhiều sản phẩm về hình ảnh của Cố đô để quảng bá đến du khách và sẽ tổ chức cuộc thi khắc bút chì cho các thành viên nhằm đánh giá trình độ, đồng thời tạo cơ hội tập luyện, nâng cao tay nghề trước khi phấn đấu cho một ước mơ xa hơn: phát triển nghệ thuật khắc bút chì.
Bài, ảnh: Lê Hữu Phúc
- Mưa ký ức (20/01)
- Mời quý độc giả đón đọc giai phẩm Xuân Tân Sửu 2021 (19/01)
- Hội Báo xuân Tân Sửu 2021 sẽ khai mạc chiều 3/2 (19/01)
- Mời quý độc giả đón đọc giai phẩm Xuân Tân Sửu (18/01)
- Chợ hoa xuân diễn ra cùng lúc ở nhiều địa điểm (18/01)
- Thương Huế ngày mưa (18/01)
- Nói đi, nói lại (18/01)
- Cổ tự Từ Hiếu sau ngày trùng tu (17/01)
-
Cổ tự Từ Hiếu sau ngày trùng tu
- Xa xưa vọng về
- Những con đường hoàng mai
- Vương triều Nguyễn với di sản Phật giáo
- Thành lập Hội đồng thẩm định Nhiệm vụ lập Quy hoạch mạng lưới cơ sở VHTT
- Tái hiện “Vinh quy bái tổ”: Thêm sản phẩm từ du lịch văn hóa
- Trưng bày gần 70 tác phẩm tại triển lãm mỹ thuật học sinh - sinh viên
- Dâng hương kỷ niệm 232 năm Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế
- Tái hiện và bổ sung
- Ra mắt Dàn nhạc Kèn Huế
-
Những con đường hoàng mai
- Nâng cao vị thế của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế
- Mời quý độc giả đón đọc giai phẩm Xuân Tân Sửu
- Vương triều Nguyễn với di sản Phật giáo
- Cổ tự Từ Hiếu sau ngày trùng tu
- Di sản vào học đường: Nuôi dưỡng niềm tự hào
- Rỗng rang đến hết
- Chợ hoa xuân diễn ra cùng lúc ở nhiều địa điểm
- Thành lập Hội đồng thẩm định Nhiệm vụ lập Quy hoạch mạng lưới cơ sở VHTT
- Gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa Cố đô