Khai mạc Triển lãm tranh lễ phục triều Nguyễn
TTH.VN - Sáng 11/4, tại Trung tâm Văn hoá Phật giáo Liễu Quán (15A Lê Lợi – Tp Huế), Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế phối hợp với nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn tổ chức khai mạc triển lãm Bộ tranh về lễ phục triều Nguyễn năm 1902 của họa sỹ Nguyễn Văn Nhân.
Triển lãm trưng bày (bản chụp) 25 trong tổng số 54 bức tranh của họa sỹ Nguyễn Văn Nhân vẽ lễ phục triều Nguyễn từ “Thiên tử cho đến tôn thất” thời điểm đầu thế kỷ XIX.
Cắt băng khai triển lãm
Theo khảo tả, bộ tranh của họa sỹ Nguyễn Văn Nhân gồm 54 bức bọc trong túi vải lanh màu xám nâu; trong tình trạng hoàn hảo. Trên mỗi bức tranh đều có ghi chú các thông tin về địa vị, chức tước, phẩm hàm của các nhân vật bằng hai thứ chữ Pháp và Hán.
Toàn bộ tranh được vẽ bằng màu nước và bột màu trên giấy (Watercolor and Gouache on Paper), kích thước 23 x 31 cm (9.1 x 12.2 inch). Ngoài bộ tranh ghi rõ dòng chữ Hán viết bằng son: Hoàng phái sắc phục tự thiên tử chí tôn thất; chữ Pháp viết bằng mực: Grande tenue de la Cour d’Annam par Nguyễn Văn Nhân, Biên tu du Hàn-lâm en disponibilité. Hué Décembre 1902 (Đại lễ phục của triều đình An Nam, do Nguyễn Văn Nhân, chức Biên tu Viện hàn lâm hưu trí vẽ. Huế, tháng 12 năm 1902).
Các loại phẩm phục, trang phục hoàng gia, triều thần, binh lính… được họa sỹ miêu tả hết sức chi tiết từ màu sắc đến các hoa văn trang trí. Vì thế, bộ tranh được xem là di sản quý báu, là tài liệu quan trọng để phục vụ nghiên cứu, tái hiện lịch sử Việt Nam cận đại, có ý nghĩa to lớn đối với sự nghiệp bảo tồn di sản văn hoá Huế.
NNC Trần Đình Sơn giới thiệu về bộ tranh
Cho đến nay, giới nghiên cứu vẫn chưa biết vì sao bộ tranh quý trên lại lưu lạc ra ngoài và hiện đang thuộc sở hữu của nhà sưu tập nào?Được biết, vào năm 2011, bộ tranhtừng xuất hiện và được rao bán với giá 35.000 USD, song Việt Nam đã để vuột mất cơ hội. Và bây giờ, thông tin về người thủ đắc bộ tranh quý này vẫn đang trong vòng bí mật.
Trong lời tựa cuốn L’art à Hue (Mỹ thuật Huế), linh mục Léopold Cadière đã nhận xét về họa sỹ Nguyễn Văn Nhân như sau: “Ông Nhân là người An Nam đầu tiên cộng tác với tôi trong việc nghiên cứu và sưu tầm các kiểu hoa văn thời Nguyễn. Rất tiếc là khi tập L’art à Hue xuất bản năm 1919 thì ông đã qua đời”.
Triển lãm sẽ kéo dài cho đến hết Festival Huế 2014. Toàn bộ số tranh được tặng cho Trung tâm Văn hoá Phật giáo Liễu Quán bán để làm từ thiện trong dịp Phật đản PL 2558 – Giáp Ngọ 2014.
Diên Thống
- Garden Chill - Khu vườn trên sông (15/04)
- Hương Thủy: Đón Bằng công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh miếu Bà Giàng (14/04)
- Đoàn phim “Kiều” giao lưu với khán giả Huế (14/04)
- Lễ hội điện Huệ Nam trở lại sau 1 năm tạm dừng do COVID-19 (13/04)
- Đức “hay nói” của Nguyễn Mậu và bản lĩnh “dám nghe” của Lê Thánh Tông (13/04)
- Thỏa thuận dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích điện Thái Hòa (12/04)
- Cơn bão đã qua (11/04)
- Giữ lại dấu xưa cho Long Thọ (11/04)
-
Garden Chill - Khu vườn trên sông
- Lễ hội điện Huệ Nam trở lại sau 1 năm tạm dừng do COVID-19
- Cơn bão đã qua
- Học sinh tranh tài cuộc thi sáng tạo mỹ thuật
- Tàng Thơ Lâu, kết nối giá trị quá khứ đến đương đại
- Nhớ nhạc sĩ họ Trịnh qua âm nhạc và hội hoạ
- Triển lãm tranh “Trịnh & những âm ba” sẽ khai mạc vào chiều 1/4
- “Em và Trịnh” có kinh phí 50 tỷ đồng
- Nét đẹp Đồng Khánh – Hai Bà Trưng
- Bông hồng đỏ
-
Mùa nắng tháng Tư
- Giữ lại dấu xưa cho Long Thọ
- Lễ hội điện Huệ Nam trở lại sau 1 năm tạm dừng do COVID-19
- Đoàn phim “Kiều” giao lưu với khán giả Huế
- Thỏa thuận dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích điện Thái Hòa
- Long lanh “giọt” Trịnh
- Bộ sách giúp hiểu toàn bộ cuộc đời sự nghiệp của L. Cadiere
- Garden Chill - Khu vườn trên sông
- Hương Thủy: Đón Bằng công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh miếu Bà Giàng
- Đức “hay nói” của Nguyễn Mậu và bản lĩnh “dám nghe” của Lê Thánh Tông