ClockThứ Ba, 03/07/2018 06:15

Khai thác tiềm năng thương mại

TTH - Huy động đầu tư khu thương mại (TM) Bốt Đỏ, nâng cấp chợ trung tâm A Lưới, các chợ cụm xã và mở rộng hệ thống bán lẻ trên địa bàn, việc từng bước hình thành lĩnh vực TM cửa khẩu đang được huyện A Lưới chú trọng.

Chợ phiên vùng caoCải tiến quy trình nhuộm sợi dệt ZèngCần đảm bảo an toàn giao thông tại khu vực Bốt Đỏ

Các đại lý phân phối hàng hóa ở A Lưới ngày càng tăng về số lượng và quy mô đầu tư

Tăng 22%/năm

Theo Phó Chủ tịch UBND huyện A Lưới Nguyễn Quốc Cường, giá trị sản xuất lĩnh vực TM, dịch vụ của A Lưới gần đây tăng đều từng năm; riêng 2017 đạt mức tăng trưởng khoảng 22%. Nhờ có chính sách phù hợp, các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp đầu tư lĩnh vực dịch vụ TM phát triển khá mạnh trên địa bàn. Các đại lý phân phối bia, rượu, nước giải khát, hàng hóa thiết yếu, cửa hàng điện tử, điện lạnh, xe máy… ngày càng tăng về số lượng và quy mô đầu tư; trong đó thu hút gần 60% thành phần kinh tế tư nhân. Hệ thống các điểm phân phối hàng hóa bán lẻ phát triển rộng khắp, nhất là các cơ sở kinh doanh đáp ứng đầy đủ hàng hóa cho nhu cầu tiêu dùng của người dân.

Ngoài trung tâm huyện lỵ, tại các xã Phú Vinh, Hồng Thượng, Sơn Thủy… ngày càng thấy rõ sự chuyển dịch kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng lĩnh vực dịch vụ TM. Anh Nguyễn Hải Phương, ở xã Phú Vinh, cho hay: “Từ khi hoạt động mua bán hàng hóa trên địa bàn sôi động, các cấp chính quyền tạo điều kiện về mặt bằng, vốn vay để bà con phát triển kinh doanh, gia đình tôi đã mạnh dạn vay vốn đầu tư thêm cơ sở kinh doanh Nhật Minh, thu nhập khá ổn định. Hiện tại, tỷ lệ hộ gia đình ở Phú Vinh tham gia kinh doanh TM chiếm hơn 40%”.

Để đạt được mức tăng trưởng ở khu vực TM, A Lưới đã tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng đồng bộ và hỗ trợ các thành phần kinh tế mở rộng mạng lưới kinh doanh, xúc tiến TM, giới thiệu sản phẩm ngày càng đa dạng. Tại ngã ba Bốt Đỏ, công trình xây dựng khu TM Bốt Đỏ rộng hơn 1ha đang được địa phương gấp rút thi công hoàn thiện, với tổng mức đầu tư gần 7 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Quốc Cường thông tin: Địa phương đang từng bước hoàn thiện hạ tầng, ưu tiên thu hút đầu tư phát triển TM, dịch vụ trên tuyến đường Hồ Chí Minh. Huyện đã xây dựng phương án kết nối A Co – Bốt Đỏ-thị trấn A Lưới trong lưu thông hàng hóa; quy hoạch phân vùng chức năng các khu TM, dịch vụ. Cùng với tập trung hoàn thành xây dựng chợ Bốt Đỏ, huyện đang đầu tư nâng cấp mở rộng chợ trung tâm A Lưới với tổng mức đầu tư hơn 15,8 tỷ đồng, từng bước xây dựng hoàn thiện hệ thống các chợ trung tâm cụm xã, xúc tiến kêu gọi đầu tư siêu thị tại thị trấn A Lưới; mở rộng khai thác bến xe trung tâm huyện, đảm bảo nhu cầu cho các loại xe vận tải hàng hóa từ các nơi đến huyện và ngược lại. Đây cũng là điểm trung chuyển hàng hóa đi qua hai cửa khẩu A Đớt – Tà Vàng và Hồng Vân – Cu Tai trong tương lai. 

Hình thành khu vực thương mại biên giới

Tổng kim ngạch đạt trên 335.000 USD

Năm 2017, hoạt động thương mại biên giới trên địa bàn huyện A Lưới có tổng kim ngạch 335.156,72 USD, trong đó xuất khẩu 53.806,43 USD, nhập khẩu 272.350,29 USD; phấn đấu đến năm 2020, toàn bộ các hoạt động dịch vụ thương mại tính theo giá trị gia tăng trên địa bàn huyện đạt mức tăng trưởng bình quân 24%/năm.

Trong quan hệ với Lào, A Lưới có 2 cặp cửa khẩu (A Đớt – Tà Vàng và Hồng Vân – Cô Tài). Đối với Khu kinh tế cửa khẩu A Đớt, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch chung với diện tích hơn 10.000 ha. Trong đó, bao gồm các xã A Đớt, Hương Lâm và một phần của xã A Roàng. Đây là khu kinh tế tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực bao gồm TM - dịch vụ - du lịch - công nghiệp - đô thị và nông lâm nghiệp. Khu kinh tế cửa khẩu A Đớt là cửa ngõ giao thương quốc tế và đầu mối giao thông quan trọng, khi đi vào hoạt động sẽ tạo động lực phát triển mới đối với A Lưới thông qua TM. Đây là cơ hội phát triển sản phẩm có thế mạnh của địa phương, trước hết là sang thị trường Lào và các nước Tiểu vùng sông Mê Kông.

Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn từ nay đến năm 2025 của A Lưới, cần phát triển theo hướng tạo mũi đột phá đối với lĩnh vực TM cửa khẩu trong điều kiện mới. Trước tiên, cần lựa chọn các thương nhân có đủ điều kiện, năng lực để xúc tiến hình thành kinh doanh TM biên giới; trao đổi với huyện biên giới phía nước bạn Lào để xây dựng và phát triển hạ tầng giao thông, các cặp chợ biên giới, tạo điều kiện cho đồng bào mua bán, trao đổi hàng hóa, thúc đẩy TM biên giới phát triển; tập trung phát triển các mặt hàng tiềm năng và nâng cao giá trị hàng hóa xuất khẩu.

Trên cơ sở các chủ trương, chính sách đã được ban hành, địa phương cần nghiên cứu xây dựng chiến lược với tầm nhìn dài hạn về phát triển TM cửa khẩu, đặt trong tổng thể chiến lược phát triển kinh tế - xã hội tuyến biên giới và cụ thể hóa thành các đề án, chương trình. Trong đó, một trong những vấn đề cốt lõi là tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các huyện bạn của Lào trong xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng, thúc đẩy hơn nữa các hoạt động hợp tác kinh tế, TM và đầu tư.

Bài, ảnh: Bá Trí

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khai thác hiệu quả giá trị các danh hiệu UNESCO

Với 65 danh hiệu được UNESCO ghi danh, trải rộng trên tất cả 63 tỉnh, thành phố, Việt Nam tiếp tục thể hiện đóng góp có trách nhiệm vào việc làm phong phú, bảo vệ và phát huy kho tàng văn hóa nhân loại.

Khai thác hiệu quả giá trị các danh hiệu UNESCO
Nhiều kỳ vọng vào Trung tâm thương mại Aeon Mall Huế

Dự án Aeon Mall Huế - Trung tâm thương mại thứ 7 của Tập đoàn Aeon Mall tại Việt Nam và là trung tâm thương mại dịch vụ tổng hợp có quy mô lớn nhất miền Trung dự kiến hoàn thành và đưa vào hoạt động từ tháng 9/2024 sẽ mang đến những tác động tích cực, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của Thừa Thiên Huế.

Nhiều kỳ vọng vào Trung tâm thương mại Aeon Mall Huế

TIN MỚI

Return to top