ClockThứ Tư, 08/11/2017 22:06

Khẩn trương khắc phục hậu quả lũ lụt

TTH - Ngày 8/11, các xã Hòa- Bình - Chương, Phong Sơn (Phong Điền), người dân tranh thủ nước rút dọn dẹp nhà cửa, bùn đất và một bộ phận người dân được di dời khỏi “điểm lũ” đã trở ề nhà.

Tình hình mưa bão diễn biến phức tạp, nước có khả năng lên trở lạiChủ động ứng phó với mưa lớn kéo dài

Nhiều vùng vẫn chia cắt

Tại thôn Đại Phú (Phong Chương), đến chiều 8/11, dù mực nước sông đã rút nhưng nhiều tuyến đường vẫn còn ngập sâu, không phân biệt đâu là đường, đâu là sông, ruộng.

Người dân Hòa Bình Chương trở về từ vùng di dời, ổn định cuộc sống

Bà Nguyễn  Kim Thủy (thôn Đại Phú) cho biết, dù nước rút từ sáng trước nhưng hôm qua do mưa lớn tiếp tục nên nước lại lên  rất nhanh.

Từ các đường thôn, xóm, nhiều người dân chủ yếu là trẻ nhỏ, người già được người thân, cán bộ xã đưa từ vùng di dời trở lại nhà. Từ thôn Đại Phú nhìn qua con hói Ma Nê (thôn Ma Nê), nước vẫn ngập trắng.

Ông Lê Viết Phước, Chủ tịch UBND xã Phong Chương cho biết, toàn xã có 727 hộ ở các thôn Nhất Phong, Đại Phú, Ma Nê, Phú Lộc bị ngập, nhiều nơi sâu đến cả mét nước. Trong đó, có 65 hộ ở thôn Nhất Phong phải di dời khẩn cấp lên các vùng cao hơn là những hộ gia đình có nhà cao tầng, trường học. Đến chiều 8/11, vẫn còn gần 500 hộ dân có nhà bị ngập sâu từ 0,2-0,5m. “Địa phương đang tập trung chỉ đạo, ngoài giúp người dân dọn lũ, vệ sinh môi trường, đã cử cán bộ xuống tận thôn, hướng dẫn người dân bảo quản các loại giống, phòng dịch bệnh cho gia súc, gia cầm sau lũ. Nước rút đến đâu, sẽ huy động tập trung khơi thông kênh mương giúp tiêu thoát nước, chuẩn bị phục vụ sản xuất vụ Đông Xuân”, ông Phước nói.

Thôn Vân Trình (xã Phong Bình) vốn là vùng trũng, ảnh hưởng nặng trong đợt lũ đang diễn ra.  Ông Nguyễn Ngọc Khánh, Chủ tịch UBND xã Phong Bình thông tin, toàn xã có hơn 600 hộ bị ngập và nhiều hộ phải di dời do nằm gần khu vực sông, hói.

Đến chiều 8/11, vẫn còn 500 hộ ngập sâu khoảng 0,4m; trong đó vùng ngập sâu nhất và chính quyền lo nhất là thôn Tân Bình với 60 hộ dân vẫn bị cô lập.

Cũng tại Phong Điền, tuyến đường huyết mạch nối từ QL1A, theo TL11B đến xã Phong Sơn, đoạn đập Ông Vàng dài khoảng 700m  vẫn ngập sâu 0,5 đến 0,8m. Các phương tiện không thể đi qua đoạn này. Nhiều đoạn đường liên thôn, liên xóm của các thôn Phổ Lại, Tứ Chánh, Phe Tư nước vẫn còn ngập sâu.Toàn thôn có 210 hộ dân sinh sống, đến nay vẫn còn 10 nhà ngập trong nước; chưa có điện. Đến ngày 8/11, nhiều thôn trên địa bàn xã Phong Sơn  (Phong Điền) vẫn còn bị chia cắt.

Tại thôn Sơn Bồ, lũ qua đi nhưng đã làm hư hỏng nặng cống Sơn Bồ, là con đường độc đạo giúp người dân ra đường chính.

Ông Nguyễn Quốc Tuấn, Chủ tịch UBND xã Phong Sơn cho biết, đến nay, toàn xã vẫn còn nhiều vùng ngập sâu trong nước; chưa thống kê được thiệt hại do mưa lũ gây ra.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Đinh Khắc Đính trao quà cứu trợ cho bà con khu định cư xã Phú Mỹ, huyện Phú Vang

Tại Phú Vang, lũ làm toàn bộ 10 ha hoa phục vụ tết của xã Phú Mậu bị thiệt hại hoàn toàn. Đây là xã trồng hoa với quy mô lớn nhất trên địa bàn huyện. Trong ngày 8/11, UBND huyện, các đoàn thể đã vận động Công ty Xây dựng Phú Phát Đạt ủng hộ gần 100 thùng mì tôm đến tay kịp thời cho bà con thôn Tân Bình.  

Ưu tiên điện, nước và vệ sinh môi trường

Mưa, lũ làm ảnh hưởng hệ thống điện lưới ở TX. Hương Trà, gây  mất điện hoàn toàn ở 2 xã Hương Bình và Hương Phong, mất điện cục bộ tại phường Hương Xuân và xã Hương Toàn. Điện lực Hương Trà đang tiến hành khảo sát để cấp điện trở lại. Nước sinh hoạt ở 2 thôn Hải Cát 1 và 2 (xã Hương Thọ) bị mất do sự cố đường ống cấp nước. Công ty CP cấp nước tỉnh đã dùng xe lưu động để cấp nước miễn phí tại chỗ cho người dân, dự kiến sẽ khắc phục xong trong ngày 8/11.

Tính đến chiều 8/11, toàn tỉnh chỉ còn 334 khách hàng mất điện, trong đó tập trung tại các vùng thấp trũng và nước chưa rút hết, hiện đơn vị đang khẩn trương kiểm tra hệ thống đường dây, đồng thời gia cố, sửa chữa hệ thống điện nhằm đảm bảo an toàn cho dân khi nước rút.

Đến 0 giờ 43 phút sáng 8/11, với nỗ lực ngày đêm của CBCNV Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế, sự cố tại đường dây 35KV tại xã A Roàng (A Lưới) đã được khắc phục, cấp điện trở lại cho 3 xã Hương Lâm, A Roàng và A Đớt.

Nhằm đảm bảo an ninh và vệ sinh môi trường ở khu vực cá chết, sáng 8/11, lực lượng dân quân tự vệ xã Quảng Phú, phối hợp với các hộ nuôi cá và các phòng ban cấp huyện hoàn thành thu gom số cá chết tại các lồng và dọc tuyến sông đưa đi chôn lấp lại bãi rác huyện.

Công ty CP Môi trường và Công trình đô thị Huế huy động trên 300 công nhân và 20 xe chuyên dụng vận chuyển, tập trung thu gom rác nhà và rác đường phố. Trung tâm Công viên cây xanh chống sửa 40 cây đường phố bị bật gốc và giải tỏa nhiều cây cổ thụ gãy đổ.

Để xử lý triệt để khối lượng bùn non sau lũ tại các tuyến đường ngập sâu, UBND TP. Huế đã hợp đồng với Công ty Đường bộ 2 sử dụng các xe ủi khẩn trương ủi các tuyến đường, đồng thời chỉ đạo tất cả các phường ra quân xịt bùn, trả lại mặt đường sạch sau lũ.

Chiều 8/11, Tỉnh đoàn huy động lực lượng phản ứng nhanh tổ chức ra quân dọn dẹp vệ sinh môi trường sau lũ tại một số điểm trên địa bàn TP. Huế. Gần 500 đoàn viên thanh niên đến từ các đơn vị Đoàn trực thuộc và Thành đoàn Huế, tiến hành nạo vét bùn non và tổng dọn vệ sinh, khai thông các tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng, Bạch Đằng và các trường học trên địa bàn phường Phú Hòa, Phú Hiệp.

Chiều 8/11, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh huy động 120 cán bộ, chiến sĩ tổ chức tổng dọn vệ sinh, làm sạch môi trường tại các khu vực thuộc nội thành TP. Huế và Trường Tiểu học số 1 Hương Vinh, TX. Hương Trà.

Với phương châm “nước rút đến đâu dọn vệ sinh đến đó”, các cán bộ chiến sĩ Bộ CHQS tỉnh cùng với các lực lượng đã dọn dẹp hàng nghìn mét khối bùn đất, rác thải ứ đọng do lũ gây ra, trả lại môi trường sạch sẽ, cảnh quan sạch đẹp, thông thoáng cho các tuyến đường giao thông.

Nhóm PV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cải cách thể chế, khắc phục tình trạng cán bộ, công chức sợ sai, sợ trách nhiệm

Ngày 17/4, Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ tổ chức công bố Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) và Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) năm 2023. Sau hội nghị, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, Phó Trưởng ban Chỉ đạo đã dành cho phóng viên TTXVN cuộc phỏng vấn nhanh về các kết quả này, cũng như những tồn tại, hạn chế và các vấn đề đặt ra trong thời gian tới.

Cải cách thể chế, khắc phục tình trạng cán bộ, công chức sợ sai, sợ trách nhiệm
Châu Á-Thái Bình Dương thiệt hại kinh tế 65 tỷ USD do các thảm họa tự nhiên

Aon, công ty dịch vụ chuyên nghiệp hàng đầu thế giới, vừa công bố Báo cáo Khí hậu và Thảm họa năm 2024, trong đó xác định các xu hướng thiên tai và khí hậu trên toàn cầu và ở châu Á-Thái Bình Dương, giúp các doanh nghiệp đưa ra quyết định tốt hơn nhằm quản lý sự biến động và tăng cường khả năng phục hồi.

Châu Á-Thái Bình Dương thiệt hại kinh tế 65 tỷ USD do các thảm họa tự nhiên
Khắc phục nhà tốc mái do giông lốc

Sáng 31/3, chính quyền địa phương các huyện A Lưới, Phong Điền đã huy động lực lượng dân quân địa phương, các ban ngành hỗ trợ người dân khắc phục nhà bị tốc mái.

Khắc phục nhà tốc mái do giông lốc
Khẩn trương bàn giao mặt bằng cho dự án xây dựng cầu vượt sông Hương

Chiều 2/2, Trung tâm Phát triển Quỹ đất TP. Huế (Trung tâm) thông tin, hiện nay các ban, ngành địa phương đẩy nhanh việc bồi thường, tái định cư (TĐC) cho các gia đình để hoàn tất công tác giải phóng mặt bằng xây dựng DA cầu vượt sông Hương trước tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.

Khẩn trương bàn giao mặt bằng cho dự án xây dựng cầu vượt sông Hương

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top