ClockThứ Bảy, 20/07/2019 12:33

Khẳng định vai trò của phụ nữ

TTH - Lựa chọn nội dung, hình thức giám sát và phản biện xã hội phù hợp với nhu cầu thực tế, tổ chức thực hiện có hiệu quả là một trong những nhiệm vụ mà Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Phú Thượng (Phú Vang) đã và đang thực hiện.

Học yêu thương & chia sẻTrao yêu thương, nhận nụ cười

Cán bộ hội phụ nữ xã Phú Thượng (bên phải) tham gia giám sát quá trình xử lý hồ sơ đăng ký khai sinh cho người dân

Lịch công tác khá kín, nhưng bà Nguyễn Thị Ngọc Nga, Chủ tịch Hội LHPN xã Phú Thượng và một số thành viên Ban chấp hành hội vẫn sắp xếp thời gian giám sát quy trình cấp giấy khai sinh cho trẻ tại bộ phận “một cửa” của xã.

Năm 2019, Hội LHPN xã Phú Thượng đã chọn nội dung giám sát quy trình cấp giấy khai sinh cho trẻ tại địa phương. Từ đầu năm đến nay, qua giám sát, Hội LHPN xã thống kê được 79 hồ sơ khai sinh đúng hạn, 35 trường hợp khai sinh trễ hạn. Từ đó, trong các cuộc họp, sinh hoạt của các chi hội, hội đã tuyên truyền cho người dân, nhất là hội viên phụ nữ về các quyền lợi, nghĩa vụ trong việc khai sinh cho con, cháu trong gia đình.

Năm 2018, Hội LHPN xã Phú Thượng thực hiện có hiệu quả nội dung giám sát việc vận động Nhân dân tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) hộ gia đình.

Bà Trần Thị Hoàng Oanh, Phó Chủ tịch Hội LHPN xã cho biết, nhu cầu tham gia BHYT của người dân rất cao, nhưng vì điều kiện kinh tế nên không ít gia đình còn chưa mạnh dạn tham gia BHYT hộ gia đình mà chỉ mua cho những lao động chính hoặc cho những đối tượng có vấn đề về sức khỏe. Hơn nữa, không phải ai cũng biết về các quyền lợi khi tham gia BHYT hộ gia đình như: người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở, người thứ 2,3,4 đóng bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất; từ người thứ 5 trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất. Vì vậy, hội đã tăng cường phổ biến các quyền lợi cũng như lợi ích khi tham gia BHYT hộ gia đình cho bà con nắm và hiểu rõ.

Bằng việc trao đổi trực tiếp với những đại lý thu bảo hiểm và hộ gia đình, Hội LHPN xã đã nắm được tình hình thực tế của địa phương, qua đó cùng chính quyền vận động Nhân dân tham gia BHYT. Kết quả, đến nay có 94% hộ gia đình ở xã Phú Thượng tham gia BHYT.

Song song với việc triển khai các hoạt động giám sát, vai trò của Hội LHPN xã trong tham gia phản biện xã hội cũng được phát huy. Cán bộ, hội viên tích cực tham gia đóng góp nhiều ý kiến và phản biện xã hội, như: góp ý về các dự thảo luật, bộ luật; các chương trình hành động của cấp ủy và chính quyền địa phương; các văn bản có liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ. Các cấp hội cũng tích cực vận động hội viên tham dự các cuộc tiếp xúc cử tri; tổ chức lấy ý kiến rộng rãi trong các hội viên phụ nữ bằng nhiều hình thức như góp ý trực tiếp, gián tiếp, tổ chức các buổi sinh hoạt, tọa đàm…

Theo bà Nguyễn Thị Ngọc Nga, Chủ tịch Hội LHPN xã, mặc dù hội viên phụ nữ đang dần khẳng định vai trò của mình, uy tín được nâng cao khi các nội dung giám sát, phản biện xã hội được các đơn vị chịu sự giám sát và chính quyền địa phương ghi nhận. Tuy nhiên, việc giám sát, phản biện xã hội của Hội LHPN gặp không ít khó khăn khi trình độ chuyên môn của hội viên còn hạn chế.

“Để công tác giám sát, phản biện của Hội LHPN xã đạt kết quả cao, hội sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền để chính quyền, ban ngành hiểu đúng, hiểu rõ về vai trò của Hội LHPN trong hoạt động giám sát nhằm có sự phối hợp tốt. Mặt khác, tăng cường theo dõi việc giải quyết các kiến nghị, đề xuất sau giám sát và phản biện để từng bước nâng cao vai trò của tổ chức hội” - bà Nga cho biết.

Bài, ảnh: THẢO VY - THÙY LINH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Tiếp sức” cho phụ nữ, trẻ em nghèo

Bằng những hoạt động, mô hình cụ thể như hỗ trợ kinh phí học tập, hỗ trợ nhu yếu phẩm hàng tháng, hỗ trợ phụ nữ vay vốn phát triển kinh tế... Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) phường Đông Ba đã đồng hành, “tiếp sức” cho trẻ em, phụ nữ nghèo, đơn thân trên địa bàn phường để họ có thêm động lực, cố gắng, nỗ lực hơn trong cuộc sống.

“Tiếp sức” cho phụ nữ, trẻ em nghèo
Áo dài Huế, một nét rất riêng

“Áo dài trở thành một nét văn hóa của phụ nữ Việt Nam nói chung. Với phụ nữ Huế nói riêng, áo dài là niềm tự hào, bởi áo dài Huế đã là một thương hiệu được “đóng đinh” trong lòng mọi người. Để áo dài được thăng hoa, tôn vinh thì sự lan tỏa, quảng bá của chị em, của hội viên phụ nữ trên toàn tỉnh là điều hết sức cần thiết. Hình ảnh người phụ nữ Huế trong chiếc áo dài truyền thống chính là một nét đẹp, một nét văn hóa rất riêng của Huế”, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ chia sẻ tại buổi gặp mặt phụ nữ Thừa Thiên Huế nhân dịp kỷ niệm 114 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3.

Áo dài Huế, một nét rất riêng
Những “đôi vai mềm” ở chợ đầu mối

Ở chợ Phú Hậu - chợ đầu mối lớn nhất Thừa Thiên Huế, không khí bán buôn bắt đầu tấp nập từ lúc 2 giờ sáng, khi ngày mới vừa chớm qua. Tiếp sau những chuyến xe hàng chở nông sản từ các miền Nam, Bắc ghé chợ là công việc bốc dỡ và vận chuyển hàng giúp các tiểu thương của các chị cửu vạn. Công việc vất vả, nhưng tiền công mỗi chuyến chở hàng nông sản của các chị cũng chỉ được vài ngàn đồng. Có phần nhẹ nhàng hơn nhưng cũng bám chợ vất vả không kém là chị em tiểu thương có sạp hàng ổn định hay các chị “chạy hàng” nhỏ lẻ. Dẫu vậy, khi nói về “ngày của mình”, các chị cũng chỉ đơn giản: Mong gia đình bình an và bản thân đủ sức khỏe để theo chợ, bám việc mỗi ngày.

Những “đôi vai mềm” ở chợ đầu mối
Kỷ niệm 114 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3/1910 - 8/3/2024)
Phụ nữ góp phần xây dựng đô thị văn minh

“Bằng những mô hình cụ thể, việc làm thiết thực và những kết quả nổi bật, phụ nữ Thừa Thiên Huế đã và đang là nhân tố tích cực thực hiện các phong trào, cuộc vận động, góp phần xây dựng đô thị văn minh, hiện đại.

Phụ nữ góp phần xây dựng đô thị văn minh

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top