ClockThứ Bảy, 28/05/2016 17:00

Khánh thành tượng cụ Phạm Quỳnh

TTH.VN - Sáng 28/5, tại khu lăng mộ nhà văn hóa Thượng Chi Phạm Quỳnh (1892-1945) ở trước chùa Vạn Phước (kiệt 120 đường Điện Biên Phủ, TP Huế), Hội đồng họ Phạm VN phối hợp cùng gia đình đã tổ chức lễ khánh thành công trình trùng tu mộ phần và dựng tượng cụ.

Nhiều người tham dự lễ dâng hoa lên bức tượng bán thân nhà văn hóa Phạm Quỳnh ngay trong khuôn viên mộ phần cụ.

Đến dự có nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Trưởng Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương. Ngoài ra, đông đảo trí thức, văn nghệ sĩ, nhà báo từ nhiều nơi trên cả nước là bạn bè thân hữu với nhạc sĩ Phạm Tuyên (con trai cụ Phạm Quỳnh) về tham dự.

Theo đó, bức tượng bán thân nhà văn hóa Phạm Quỳnh được chính tay người cháu ngoại là GS.TS.KTS Tôn Thất Đại thiết kế với chiều cao 60cm được đặt ở bục cao 2m ngay sau lưng mộ phần. Ở phía trước, một tấp bia ốp đá đen cũng được khắc ghi câu nói nối tiếng của cụ Phạm Quỳnh: “Truyện Kiều còn tiếng ta còn/Tiếng ta còn nước ta còn”.

Tại buổi lễ, ông Phạm Hữu Thanh Tùng, Chủ tịch Hội đồng họ Phạm Thừa Thiên Huế đã khái quát lại quá trình hoạt động, những đóng góp, cống hiến của cụ Phạm Quỳnh đối với sự phát triển của văn hóa Việt Nam. Ngay sau buổi lễ, đông đảo mọi người đã lần lượt viếng hương hoa lên mộ phần cũng như bức tượng của cụ Phạm Quỳnh.

Đông đảo trí thức, văn nghệ sĩ đến dự lễ khánh thành công trình trùng tu mộ phần và dựng tượng nhà văn hóa Phạm Quỳnh.

Nhà nghiên cứu Phan Thuận An cho rằng, việc khánh thành bức tượng này tuy muộn màng nhưng đáng mừng, vì thà muộn còn hơn không. Ông An nói: “Trong tâm thức người dân cố đô chúng tôi, bóng dáng khả kính của cụ vẫn thênh thang, lồng lộng và hiện hữu đâu đó như ngày nào ở biệt thự Hoa Đường bên bờ sông An Cựu hoặc thong dong trên đường Lục Bộ bên trong kinh thành hay thấp thoáng ở Ngự Tiền văn phòng ở chốn Hoàng cung. Đó là những hình ảnh đẹp, gắn liền với sinh hoạt và sự nghiệp của cụ trong những năm cuối đời đầy kịch tính ở miền núi Ngự sông Hương”.

Thay mặt gia đình, nhạc sĩ Phạm Tuyên cũng đã gửi lời cảm ơn đến chính quyền, những bậc văn nhân, nhà văn hóa đã luôn đồng hành, giúp đỡ gia đình trong việc xây dựng ngôi mộ trở thành điểm đến văn hóa tại Huế.

Phan Thành

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Vĩnh biệt nhà văn hóa Hoàng Phủ Ngọc Tường

Chỉ chưa đầy ba tuần sau khi người vợ đảm cưỡi hạc trắng bay về trời, vào lúc 2 giờ 30 sáng ngày 24/7/2023, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường thanh thản rời cõi tạm theo dấu nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ - người vợ của anh trở về chốn bình an tận cõi trời đâu suất.

Vĩnh biệt nhà văn hóa Hoàng Phủ Ngọc Tường
Đáp ứng nhu cầu văn hóa của người dân

Cùng với đề án phát triển giáo dục và đào tạo, UBND TP. Huế triển khai đề án “Phát triển mạng lưới trung tâm văn hóa, nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng trên địa bàn đến năm 2030.

Đáp ứng nhu cầu văn hóa của người dân

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top