ClockThứ Bảy, 18/11/2017 06:01

Khi doanh nhân đứng trên bục giảng

TTH - Khi nhu cầu kiến thức thực tế của sinh viên tăng cao, những ông chủ doanh nghiệp (DN) có cơ hội sắm vai làm giảng viên thỉnh giảng, được mang danh người “gõ đầu trẻ”...

Ông Michal Zite, Giám đốc điều hành Laguna Lăng Cô trao đổi với các em sinh viên về công việc

Không phải thầy mà lại là thầy

Chuyện giám đốc DN đi thính giảng tại các trường đại học (ĐH), cao đẳng (CĐ) không còn xa lạ, nhất là những ngành liên quan đến lĩnh vực du lịch, nơi  mà tính thực tiễn chiếm đến 80% đối với mỗi sinh viên. Họ xin đừng “đao to, búa lớn” gọi là thầy, việc đi dạy chỉ là những buổi chia sẻ lại kinh nghiệm.

Một trong những giám đốc nhiều lần đi dạy thính giảng là anh Trần Quang Hào, Giám đốc Huetourist. Anh bộc bạch, đa số những buổi đi dạy là chia sẻ những vấn đề liên quan ngành nghề sinh viên đang theo học. Mình sẽ đặt ra tất cả mọi tình huống sau khi các em ra trường phải trải qua. Các em đặt lại những câu hỏi về những vấn đề chưa biết và mình sẽ giải đáp một cách hợp lý nhất. Làm nghề, sẽ chẳng ai tự cho mình là tài giỏi, đôi khi một số lĩnh vực không bằng sinh viên. Chỉ có một mong muốn, khi đứng trước các em, kinh nghiệm mình đến đâu thì chia sẻ hết, kể cả những rủi ro và đôi khi kèm luôn những bí mật trong kinh doanh. “Đi dạy cũng giúp tìm được niềm vui, sự thú vị. Trước tiên, đi thỉnh giảng không phải nặng đầu về việc doanh thu, không suy nghĩ về kinh tế, lợi nhuận hằng ngày. Việc tiếp cận với sinh viên tăng thêm động lực và thay đổi được không khí làm việc”, anh Trần Quang Hào cho hay.

Một giám đốc khác tham gia nhiều buổi thỉnh giảng ở các trường là anh Hoàng Văn Khánh, Giám đốc Huetourist chi nhánh Huế. Khi nhắc đến từ thầy, anh cười và cũng bảo đừng gọi vì chưa làm được gì cho các sinh viên. Những buổi lên lớp chẳng giáo án, tài liệu mà là những câu chuyện, những giải đáp thắc mắc, chia sẻ về nghề, về cuộc sống... Bởi thế, cứ gọi là người anh đi trước, truyền lại một số kinh nghiệm mà thôi.

Hiệu quả

Thầy Phạm Bá Hùng, Trưởng phòng Đào tạo Trường cao đẳng Du lịch Huế cho biết, khi DN đến trao đổi sẽ đưa ra các yêu cầu về vị trí công việc, tuyển dụng như thế nào. Từ những yêu cầu đó, sẽ giúp các em định hướng về nghề sau này, phấn đấu hơn trong học tập để đáp ứng nhu cầu của DN sau khi ra trường, như nhu cầu về tiếng Anh, chuyên môn của từng ngành. Trước đây, sinh viên những năm cuối mới mời DN về giảng dạy, gần đây, nhà trường đưa vào chương trình nhập môn nghề nghiệp từ năm một bằng cách đưa sinh viên về DN. Cách làm này giúp sinh viên định hướng nghề ngay từ đầu.

Ngoài giảng dạy thỉnh giảng, những buổi thi tốt nghiệp, giám đốc các DN còn được mời đến để quan sát, góp ý để có những bài thi chất lượng và khách quan. Với việc phối hợp với các DN, có lợi nhất chính là các sinh viên, phía nhà trường nâng cao được chất lượng, phía doanh nghiệp đỡ được các chi phí đào tạo lại. Mỗi DN có một chuẩn riêng, khi thu hẹp được khoảng cách sẽ tạo ra môi trường đào tạo và kinh doanh hiệu quả.

Từng là học trò năm nào, giờ làm việc với nhau trong một công ty, Hoàng Thị Hồng Ngọc, Công ty Huetourist chia sẻ: "Trước đây em học điều hành tour. Ở trường ít được cọ xát và hiểu rõ về công việc của một điều hành tour sau này, như cần phải lên kế hoạch cụ thể, thuyết phục bằng nhưng dịch vụ, quan trọng hơn là cách giao tiếp của một điều hành tour, bởi thế em tập nhiều về cách nói chuyện, rèn luyện tiếng Anh… ngay từ khi còn đi học. Khi anh Hào về dạy ở trường, em có lấy số điện thoại, nhờ anh tư vấn thêm về công việc những lúc cần. Sau đó, em đến Huetourist thực tập, sau khi ra trường đến nay em trở thành nhân viên của anh Hào".

Ông Michal Zite, Giám đốc điều hành Laguna Lăng Cô nhận định, một trong những vấn đề chính ở ngành du lịch khu vực miền Trung, cụ thể ở Huế, là việc tuyển dụng được những lao động có trình độ và tay nghề tốt ngày càng khó khăn hơn. Do vậy, Laguna đang nỗ lực tập trung đầu tư vào việc đẩy mạnh học tập và đào tạo. Ngoài sự chủ động phối hợp của các trường, Laguna cũng mong muốn có sự hợp tác để tìm được những nhân viên chất lượng ngay khi chưa ra trường.

Bài, ảnh: Đức Quang

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giáo dục nghề nghiệp gắn với giải quyết việc làm bền vững

Ngày 15/3, UBND tỉnh phối hợp với Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Cục Việc làm, Cục Quản lý lao động ngoài nước, Trung tâm Lao động ngoài nước, thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH), cùng các sở, ban, ngành, đơn vị, doanh nghiệp... liên quan trên địa bàn tổ chức hội nghị "Giáo dục nghề nghiệp (GDNN) và giải quyết việc làm bền vững".

Giáo dục nghề nghiệp gắn với giải quyết việc làm bền vững
Return to top