ClockThứ Tư, 14/11/2018 21:19

Khí đốt tự nhiên là nguồn năng lượng lớn thứ hai thế giới vào năm 2030

TTH - Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết, nhằm giảm thiểu ô nhiễm không khí và tăng cường sử dụng khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG), khí đốt tự nhiên sẽ vượt qua than và trở thành nguồn năng lượng lớn thứ hai thế giới sau dầu vào năm 2030.

IEA: Nhựa và các sản phẩm hóa dầu sẽ thúc đẩy nhu cầu dầu toàn cầuIEA: Nhiều nguy cơ từ ô nhiễm không khí nếu không có phản ứng kịp thờiIEA: Mục tiêu của COP21 không đủ để hạn chế sự nóng lên toàn cầuIEA: Ô nhiễm không khí sẽ khiến thêm hàng triệu người thiệt mạngChâu Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ đến năm 2023

Khí đốt tự nhiên là nguồn năng lượng lớn thứ hai thế giới vào năm 2030. Ảnh: CNBC

Cụ thể, dựa trên những chính sách giảm phát thải và chống lại biến đổi khí hậu, triển vọng năng lượng thế giới 2018 dự kiến nhu cầu năng lượng sẽ tăng hơn ¼ trong giai đoạn từ năm 2017 – 2040. Cho đến năm 2040, nhu cầu khí đốt toàn cầu sẽ tăng 1,6%/ năm và sẽ cao hơn mức hiện nay khoảng 45% hoặc hơn.

IEA cũng thông tin, Trung Quốc – nước nhập khẩu than và dầu mỏ lớn nhất thế giới sẽ trở thành quốc gia nhập khẩu khí đốt lớn nhất. Ngoài ra vào năm 2040, nhập khẩu khí đốt của Trung Quốc có thể sẽ gần bằng với Liên minh châu Âu (EU).

Cùng lúc đó, các nền kinh tế mới nổi ở châu Á sẽ chiếm gần ½ tổng nhu cầu về khí đốt toàn cầu và tỷ lệ nhập khẩu LNG sẽ tăng gấp đôi thành 60%.

Hạnh Nhi

(Lược dịch từ CNBC, Yonhap & CNA)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA):
Phát thải CO2 liên quan đến năng lượng chạm mức kỷ lục

Lượng khí thải carbon dioxide (CO2) liên quan đến năng lượng đã tăng lên mức kỷ lục vào năm 2023, nhưng tốc độ tăng chậm lại so với những năm trước đó, nhờ sự mở rộng về công nghệ sạch được tiếp tục thực hiện, Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) ngày hôm nay (1/3) cho biết.

Phát thải CO2 liên quan đến năng lượng chạm mức kỷ lục
IEA: Thế giới cần bổ sung hoặc thay thế gần 80 triệu km đường dây truyền tải điện

Theo một báo cáo mới được Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) công bố, thế giới cần bổ sung hoặc thay thế 49,7 triệu dặm (tương đương gần 80 triệu km) đường dây truyền tải điện vào năm 2040, để các quốc gia có thể đáp ứng mục tiêu về khí hậu và đạt được những ưu tiên về an ninh năng lượng. Đáng chú ý, con số này gần như tương đương với tổng số km lưới điện hiện có trên thế giới.

IEA Thế giới cần bổ sung hoặc thay thế gần 80 triệu km đường dây truyền tải điện
IEA: Các nước giàu có phải tăng tốc trong cuộc đua đạt mức phát thải ròng bằng 0

Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) mới đây cho biết, các quốc gia giàu có và đang phát triển đều phải cải thiện mạnh mẽ các mục tiêu về mức phát thải ròng của quốc gia, đồng thời IEA cũng cảnh báo rằng sự gia tăng năng lượng sạch là yếu tố chính thúc đẩy các mục tiêu về khí hậu của thế giới vẫn có thể đạt được.

IEA Các nước giàu có phải tăng tốc trong cuộc đua đạt mức phát thải ròng bằng 0

TIN MỚI

Return to top