Kinh tế Xây dựng - Giao thông
Khi người dân đồng thuận
TTH - "Tuy còn nhiều khó khăn nhưng tôi vẫn sẵn sàng hiến đất và cây trồng để mở đường giao thông. Đường sá rộng rãi, thuận tiện cho việc đi lại và sản xuất...". Ông Trương Thế ở xã Hương Lộc (Nam Đông) nói.
Tự nguyện hiến đất, cây trồng...
Ông Trương Thế, người dân xã Hương Lộc vừa mua một số diện tích trồng cao su tại thôn 11, xã Hương Hòa. Sau khi mời họp nghe lãnh đạo địa phương vận động, giải thích, ông Thế không ngần ngại, sẵn sàng hiến đất và cây trồng để làm đường. Gia đình ông đã tự tay chặt bỏ hàng chục cây cao su sắp đến kỳ thu hoạch để hiến đất cho địa phương. Noi theo tấm gương của ông Thế, hơn 40 hộ dân ở thôn 11, xã Hương Hòa cũng tự nguyện chặt bỏ cao su để hiến đất làm đường. Bà Nguyễn Thị Thơ ở thôn 11 thổ lộ: “Gia đình tôi có 1,2 ha cao su. Mặc dù đời sống còn khó khăn, nuôi 5 đứa con ăn học nhưng tui vẫn sẵn sàng hiến 200 cây cao su để mở đường giao thông. Mặc dù không được đền bù nhưng tôi vẫn vui mừng vì không xa nữa quê hương có thêm đường mới rộng hơn, đẹp hơn”.
![]() |
Hạ tầng Nam Đông ngày càng khang trang |
Việc hiến đất, cây trồng để xây dựng các công trình công cộng đã trở thành phong trào sâu rộng và có sức lan tỏa ở xã Hương Hòa nói riêng và huyện miền núi
Phát triển sản xuất, xây dựng hạ tầng
Ông Phạm Tấn Son, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Nam Đông cho biết, ngay từ đầu năm 2012, huyện Nam Đông chọn xã Hương Giang để phát động phong trào thi đua xây dựng NTM. Sau xã Hương Giang, trong quý 1 tất cả các xã còn lại cũng đã hoàn thành việc tổ chức lễ phát động phong trào này. Nội dung phát động thi đua chủ yếu tập trung vào việc thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp; đồng thời, tuyên truyền, vận động toàn thể nhân dân tích cực tham gia chương trình xây dựng NTM. Từ khi phát động phong trào đến nay, các hoạt động hưởng ứng xây dựng NTM trong nhân dân có nhiều chuyển biến tích cực. Các phong trào thi đua lao động sản xuất, thâm canh tăng năng suất, nâng cao đời sống, giảm tỷ lệ hộ nghèo được người dân hưởng ứng, tích cực tham gia. Người dân quan tâm hơn trong việc chăm sóc, bón phân cho cây trồng; nhất là trong vụ đông xuân, người dân đã bón trên 100 tấn phân cho cây cao su. Vụ lúa đông xuân đạt năng suất 53,17 tạ/ha, cao nhất từ trước đến nay. Ngành nông nghiệp huyện còn hỗ trợ giống chuối cho 38 hộ, mỗi hộ 100 gốc...
Ông Phạm Tấn Son, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Nam Đông cho biết, bên cạnh những kết quả đạt được, chương trình xây dựng NTM trên địa bàn huyện vẫn còn một số khó khăn nhất định. Nhất là kinh phí đầu tư của Nhà nước cấp cho địa phương còn chậm và rất ít, chủ yếu là nguồn từ địa phương và nhân dân đóng góp. Chẳng hạn, tổng kinh phí hỗ trợ của chương trình xây dựng NTM cho 4 hạng mục công trình là 12,99 tỷ đồng (6 tháng đầu năm 2012) thì mới chỉ cấp 3,2 tỷ đồng...
Cũng theo ông Phạm Tấn Son, công tác tuyên truyền, vận động hiến đất được người dân đồng thuận cao đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng. Trong 6 tháng đầu năm, huyện Nam Đông lồng ghép các chương trình, dự án đầu tư trên 26 tỷ đồng xây dựng 26 hạng mục công trình. Trong đó, giao thông 7 công trình, gồm đường La Vây thuộc xã Hương Giang, đường vào thôn 4 thuộc xã Hương Lộc, đường thôn 9 Hương Hòa, đường thôn 3 xã Thượng Nhật... Đầu tư hệ thống điện thắp sáng và vỉa hè thuộc xã Thượng Lộ. Nhà họp thôn ở thôn 6 thuộc xã Thượng Nhật được sửa chữa và hệ thống truyền thanh cơ sở xã Hương Hòa được nâng cấp. Các Trường: mầm non Hương Phú, mầm non Hương sơn, mầm non Thượng Long, tiểu học Hương Hòa... được đầu tư xây dựng khang trang. Hệ thống kênh mương thủy lợi La Oai, kênh mương A Tin, A Xách... được nâng cấp và xây mới. 41 ngôi nhà tạm được xây dựng kiên cố với tổng trị giá 680 triệu đồng. Cùng với hỗ trợ của Nhà nước, trên địa bàn huyện có 74 hộ đầu tư xây mới nhà ở, 47 hộ nâng cấp nhà với tổng kinh phí 2,5 tỷ đồng. Có 147 hộ xây dựng hố xí hợp vệ sinh, 249 hộ cứng hóa sân nhà, 352 hộ tự làm đường vào nhà, 444 hộ xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm...
Bài, ảnh: Hoàng Triều
- Không có rào cản trong thu hút đầu tư xử lý chất thải rắn (05/03)
- Mở rộng các kênh phân phối, giải cứu nông sản (05/03)
- Tập trung hoàn thiện các khâu để triển khai dự án “Huế - đô thị giảm nhựa ở miền Trung Việt Nam” (04/03)
- Nỗ lực để UNESCO công nhận Huế là thành phố sáng tạo (04/03)
- Vinh Mỹ trồng thành công khoai mài (04/03)
- MediaTek công bố chip SoC MT9638 dành cho TV 4K (04/03)
- Samsung đưa công nghệ Micro LED vào TV truyền thống (04/03)
- Thả hơn 41 ngàn con cá giống xuống sông Hương (04/03)
-
Nhộn nhịp bốc dỡ hàng hóa ở cảng Chân Mây
- Đánh giá Macbook Air 2020 và Macbook Pro 2020: 2 chiếc Macbook đáng đồng tiền bát gạo
- Rau rớt giá, người trồng gặp khó
- Thông báo bán xe ô tô 47 chỗ ngồi
- Đầu năm 2021 có nên lựa chọn laptop Asus Vivobook?
- “Mùa Xuân là Tết trồng cây”
- Gắn nghiên cứu khoa học với phòng, chống dịch COVID-19
- Phát triển sản phẩm OCOP gắn với lợi thế của Huế
- Phấn đấu trồng mới 5.000 cây xanh và phát triển “vườn đào vùng cao”
- Ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường
-
Nếu biết phát huy, nghề kim hoàn truyền thống vẫn có chỗ đứng riêng
- Hàng hoá thông qua cảng biển Việt Nam đạt kỷ lục
- Kết nối startup qua bản đồ khởi nghiệp
- Ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường
- Quảng Điền gặp khó trước vụ mía thất bát
- CPI tháng 2/2021 có mức tăng cao nhất trong 8 năm gần đây
- Cầu hỏng sau hơn 3 tháng đưa vào sử dụng
- Kêu gọi doanh nghiệp vào Cụm công nghiệp An Hòa
- Kết nối, phát triển từ những con đường
- Siết chặt điều kiện hành nghề của doanh nghiệp thẩm định giá
-
Không có rào cản trong thu hút đầu tư xử lý chất thải rắn
-
Đánh giá Macbook Air 2020 và Macbook Pro 2020: 2 chiếc Macbook đáng đồng tiền bát gạo
-
Đầu năm 2021 có nên lựa chọn laptop Asus Vivobook?
-
Mua Galaxy S21 Ultra hay Galaxy Note 20 Ultra ở thời điểm này khi cả hai đều quá tốt?
-
Ứng dụng công nghệ số nâng cao năng lực hoạt động của thư viện