Chính trị - Xã hội Câu chuyện pháp đình
Khi người trẻ thiện chí
TTH - Tranh chấp dân sự (đất đai, thừa kế, nợ...) thường là những vụ kiện làm “đau đầu” cán bộ tòa án. Nhưng, cũng có những vụ “đóng lại” được là nhờ thiện chí của những người trong cuộc nhận.
Chỉ có hai người, nguyên đơn và bị đơn trong vụ án tranh chấp dân sự nên phòng xét xử có vẻ vắng lặng. Vậy nhưng, phiên tòa càng về sau càng “nóng” vì mỗi bên đều quyết liệt bảo vệ ý kiến của mình. Cũng bởi nguyên nhân này mà những phiên hòa giải trước đó đều không đạt kết quả. Số là, hơn 20 năm về trước, phía nguyên đơn cho phía bị đơn ở nhờ trên đất của mình. Thời đó chốn quê, người ở ít, đất rẻ nên chủ đất chưa quan tâm ngó ngàng đến thửa đất cho ở nhờ này. Nhiều năm trôi qua, phía ở nhờ yên trí ở, canh tác trên thửa đất, riết rồi không có ý định tìm một nơi ở mới hay đặt vấn đề “dứt dạc” với chủ đất về diện tích đất mình đang ở nhờ. Không những vậy, phía ở nhờ còn “sang tay” một số diện tích đất cho mấy hộ khác làm nhà ở. Không phải bên cho ở nhờ không biết, nhưng ngặt nỗi, khi cho người ta đến ở cũng chỉ cho miệng, không làm bất cứ hợp đồng văn bản nào. Nhiều lần nói chuyện tình cảm, rồi giằng co nhưng không đi đến kết quả. Sau cùng, người cho mượn đất phải khởi kiện ra tòa án kèm theo những chứng cứ liên quan, trong đó có trích lục của thửa đất. Và dù không muốn trả đất, nhưng bị đơn cũng thừa nhận nguồn gốc đất mình đang sử dụng và sang tay cho người khác là do nguyên đơn cho ở.
![]() |
Minh họa: Hương Trà |
Nhiều lần hai bên đến tòa án để hòa giải hay tham gia tố tụng tại phiên tòa, nguyên đơn và bị đơn đều có “tài xế” là con ruột, lái xe máy đưa đi. Cô gái và chàng trai trạc tuổi nhau, chừng mười tám đôi mươi. Khác hẳn các bậc cha mẹ hai bên đang “nảy lửa” trong phòng hòa giải (hoặc xét xử), họ đứng ngoài hành lang vẫn chuyện trò với thái độ vui vẻ thân thiện. Câu chuyện xoay quanh vấn đề đất cát giữa hai gia đình nhưng với cách nhìn thiện chí. Cô gái (con của người mượn đất) mong muốn được tiếp tục sử dụng, đồng thời trả tiền đất cho bên kia. Từ đó các bên sẽ tiếp tục hoàn tất thủ tục pháp lý. Chàng trai (con của người có đất) cũng thấy điều đó là hợp lý, chứ cứ khăng khăng đòi lại đất (thay vì nhận tiền) là làm đảo lộn cuộc sống của rất nhiều người.
Nguyên đơn và bị đơn không đi đến thống nhất nên tòa án công nhận nguồn gốc đất mà bị đơn đang sử dụng là của nguyên đơn cho ở nhờ, xử bên bị đơn được tiếp tục sử dụng, nhưng có nghĩa vụ thanh toán lại bằng tiền cho nguyên đơn. Không chấp nhận quyết định của bản án sơ thẩm, nguyên đơn kháng cáo. Cấp phúc thẩm triệu tập hai bên đến làm việc. Chàng trai và cô gái lại làm tài xế cho bố, mẹ. Họ vẫn đứng ngoài, vẫn chuyện trò thân thiện. Cô gái: “Tụi mình đứa nào cũng về thuyết phục cha mẹ, để cha mẹ đồng ý theo cách giải quyết đó. Cách của tụi mình là hay, bằng chứng là quan tòa cũng chọn giải quyết như vậy. Đáng tiếc, cha mẹ chưa “thông”. Nhưng đừng nản, tụi mình tiếp tục thuyết phục nhé”. Chàng trai: “Ừ, phải kiên nhẫn thuyết phục. Chứ kiện tụng cấp này rồi cấp khác, kéo dài mất thời gian, tốn kém tiền bạc, rồi sau này chẳng còn ai nhìn mặt ai nữa chứ...”.
Sau thời gian ngắn, kể từ ngày đến làm việc tại tòa phúc thẩm, nguyên đơn có đơn rút kháng cáo. Tòa án đình chỉ xét xử phúc thẩm, bản án sơ thẩm có hiệu lực. Khi rút đơn, nguyên đơn không quên giãi bày: “Chúng tôi chấp nhận rút đơn vì “thua” cái kiểu rỉ rả thuyết phục của mấy đứa trẻ. Thôi thì, chưa thực sự thỏa mãn, nhưng được nhận lại giá trị thửa đất và quan trọng hơn là không muốn làm con cái thất vọng...”
Nếu mỗi người đều có thiện chí như những người trong câu chuyện này, thì chốn pháp đình sẽ “hạ nhiệt” rất nhiều và cuộc sống sẽ bớt đi được những bi kịch đau lòng từ những cuộc tranh chấp nảy lửa trong những vụ kiện về dân sự, hôn nhân gia đình...
Phạm Thùy Chi
- Đối tượng chuyên trộm cây cảnh sa lưới (26/02)
- Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu chúc mừng các đơn vị y tế (26/02)
- Phong Điền: Gặp mặt tân binh lên đường nhập ngũ năm 2021 (26/02)
- Tập đoàn năng lượng dầu khí ENI tìm hiểu cơ hội đầu tư tại Thừa Thiên Huế (26/02)
- Cài đặt ứng dụng Hue-S và quét mã QR cho đoàn viên Nghiệp đoàn xích lô - xe thồ (26/02)
- Phối hợp tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ phục vụ phạm nhân (26/02)
- Ngày 14/3/2021, người ứng cử phải hoàn thành việc nộp hồ sơ ứng cử đại biểu QH (26/02)
- Thêm chính sách phát triển kinh tế - xã hội trong trạng thái bình thường mới (26/02)
-
Ngày 14/3/2021, người ứng cử phải hoàn thành việc nộp hồ sơ ứng cử đại biểu QH
- Phối hợp tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ phục vụ phạm nhân
- Cài đặt ứng dụng Hue-S và quét mã QR cho đoàn viên Nghiệp đoàn xích lô - xe thồ
- Thêm chính sách phát triển kinh tế - xã hội trong trạng thái bình thường mới
- Trước công sở xứ Huế nên trồng hoàng mai
- Công an thị xã Hương Trà: Đồng bộ các giải pháp phòng ngừa tội phạm
- Cải cách hành chính bắt đầu từ yếu tố con người
- Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII
- Đại biểu Quốc hội chuyên trách phải trong quy hoạch Thứ trưởng trở lên
- Hậu quả đáng tiếc
-
Sun Life Việt Nam chi trả quyền lợi bảo hiểm bệnh hiểm nghèo và hỗ trợ viện phí cho khách hàng
- Gây tai nạn giao thông dẫn đến chết người, bỏ trốn khỏi hiện trường
- Bắt đối tượng gây ra hàng loạt vụ trộm mai cảnh
- Kiểm tra, giám sát chặt chẽ quá trình bầu cử Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp
- Cuộc chiến không khoan nhượng
- Từ 22/2, bắt đầu nhận hồ sơ ứng cử đại biểu Quốc hội và HĐND tỉnh nhiệm kỳ 2021-2026
- Giảm thiểu thời gian chờ đợi cho người dân
- Hướng dẫn tuyển chọn tác phẩm dự Giải Báo chí Hải Triều lần thứ II năm 2021
- Va vào gác chắn tự động, người đàn ông thoát chết hy hữu
- Tạo kênh đối thoại để giải quyết thi hành án
-
Tập đoàn năng lượng dầu khí ENI tìm hiểu cơ hội đầu tư tại Thừa Thiên Huế
- Ngày 14/3/2021, người ứng cử phải hoàn thành việc nộp hồ sơ ứng cử đại biểu QH
- Cài đặt ứng dụng Hue-S và quét mã QR cho đoàn viên Nghiệp đoàn xích lô - xe thồ
- Thêm chính sách phát triển kinh tế - xã hội trong trạng thái bình thường mới
- Khai mạc Kỳ họp chuyên đề lần thứ 14, HĐND tỉnh khóa VII