ClockThứ Ba, 30/05/2017 14:12

Khi phụ nữ là trụ cột của gia đình

TTH - Có những người, niềm vui đôi khi chỉ đơn giản là mỗi ngày đều có việc làm, mua được miếng ngon hay lo được thang thuốc cho chồng, cho con...

Để mưu sinh, nhiều phụ nữ không nề hà công việc nặng nhọc

Chị Trần Thị Huyền, 50 tuổi, nhà cách biển Thuận An (Phú Vang) chừng 5km, làm phụ bếp ở nhà hàng Sao Biển ngót nghét 6 năm nay. Ngồi lột từng vỏ hành, rửa từng cọng rau… chị kể, chồng mất cách đây 8 năm, nhà chỉ còn hai mẹ con. Từ ngày chồng mất, mỗi ngày, chị thức dậy từ tờ mờ sáng, làm việc nhà, lo cơm nước cho đứa con trai lớp 5, rồi 7 giờ là bắt đầu đạp xe đi làm. “Phụ bếp ở nhà hàng này bao năm nay cũng biết hết việc. Không cần chủ nhắc nhở, cứ thấy việc là làm. Ít khách thì lên nhà sớm với con, còn có đêm đến tận 12 giờ mới xong việc, khổ thì cũng khổ đó, nhưng quen rồi”, chị Huyền vừa làm, vừa nói. Vất vả là thế nhưng lương một tháng của chị Huyền chỉ  triệu đồng. Số tiền vừa đủ để người mẹ đơn thân này nuôi con ăn học và lo toan chi phí trong gia đình một cách dè dặt.

Loay hoay quét dọn ở một góc nhà hàng, chị Nguyễn Thị Hòa, năm nay đã 57 tuổi, khuôn mặt gầy sạm, nếp nhăn hằn in trên trán, tay nhăn nheo, thô ráp bận rộn với công việc. Chị không ngại trải lòng, dù là phụ nữ, song chị là trụ cột chính trong gia đình. Chồng chị đi biển, nhưng 2 năm trở lại đây bệnh nặng, hải ở nhà. Chị có 6 người con, 5 đã lập gia đình, nhưng chỉ đủ ăn. Đứa con trai út 23 tuổi không may mắn bị phù thận, thường xuyên phải vào viện điều trị. Hai người đàn ông trong nhà đều lâm bệnh nặng, chị Hòa phải một mình kiếm tiền lo toan mọi sự. Phụ bếp nhà hàng Sao Biển ở bãi biển Thuận An gần chục năm nay, lương ,5 triệu đồng/tháng, chị Hòa phải chi trả mọi chi phí thuốc thang cho chồng con và ăn uống trong nhà nên cuộc sống cứ thiếu trước hụt sau. Thế nhưng, trên đôi mắt người phụ nữ kham khổ ấy vẫn ánh lên tia hy vọng khi nói  “vất vả bao nhiêu tôi cũng chịu được, chỉ mong chồng và con khỏi bệnh là vui rồi.

Chị Lâm Thị Thu Thủy, 52 tuổi, tất bật đóng ghẹ cho kịp chuyến xe cũng vui vẻ khi chúng tôi bắt chuyện. “Tui cũng một mình nuôi chồng con đây. Chồng đau phổi, không làm được việc nặng, ở nhà cũng 9 năm ni rồi”. Cũng như chị Huyền và chị Hoà, chị Thủy là người duy nhất trong gia đình có khả năng lao động. Ngoài lo cho chồng bệnh tật, chị còn phải lo cho hai đứa con đang độ tuổi ăn học. Gặp chị Võ Thị Năm đang ngồi ở một góc nhà hàng với thúng bánh lọc sát bên, mắt đượm buồn. Người đàn bà với vẻ ngoài khắc khổ, theo nghề bán bánh lọc ở vùng biển Thuận An này đã hơn 7 năm nay. Tìm hiểu về hoàn cảnh, được biết chị cũng là trụ cột trong gia đình, khi người chồng mất khả năng lao động và hai đứa cháu nội không có cha mẹ hàng ngày đang sống dựa vào những đồng tiền ít ỏi từ thúng bánh lọc bán dạo của chị.

Cuộc sống chưa bao giờ thôi khó khăn với các chị Huyền, Hoà, Thuỷ và Năm, song những người phụ nữ này vẫn cần mẫn mưu sinh. Tuy thế, công việc của họ cũng khá thất thường. Mùa nắng, những người bám biển, nhất là những người kinh doanh dịch vụ từ biển như các nhà hàng còn có thu nhập, nhờ thế, những người làm công ăn lương mới đắp đổi qua ngày. Mưa lụt, biển vắng tênh, nhà hàng đóng cửa, những người phụ việc như các chị cũng mất việc làm, phải bôn ba khắp nơi tìm việc. Là lao động chính nên họ không ngại khó khăn, ai thuê làm gì, họ đều làm hết. Với những người phụ nữ này, niềm vui đôi khi chỉ đơn giản là mỗi ngày đều có việc làm, mua được miếng ngon hay lo được thang thuốc cho chồng, cho con...

Bài, ảnh: Như Quỳnh

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Làm giàu từ ruộng vườn

Mảnh vườn xanh tốt, cây trái trĩu quả; vườn lá dong ngút ngàn... đó là thành quả của chị Nguyễn Thị Liên, sinh năm 1965, hội viên phụ nữ xã Hương Toàn, TX. Hương Trà có được để kinh tế gia đình ổn định, nuôi con cái ăn học tới nơi tới chốn.

Làm giàu từ ruộng vườn
Hỗ trợ hợp tác xã do phụ nữ quản lý

UBND TP. Huế vừa ban hành kế hoạch về thực hiện Đề án “Hỗ trợ HTX do phụ nữ tham gia quản lý, tạo việc làm cho lao động nữ đến năm 2030” nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, hội viên, phụ nữ, góp phần thực hiện các mục tiêu về phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế và bình đẳng giới.

Hỗ trợ hợp tác xã do phụ nữ quản lý
Tăng khả năng tiếp cận tín dụng cho phụ nữ

Phụ nữ ngày càng có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế; vì thế việc trao cơ hội tiếp cận tín dụng cho phụ nữ cũng đồng nghĩa trao thêm cơ hội để phụ nữ tự khẳng định mình.

Tăng khả năng tiếp cận tín dụng cho phụ nữ
Đồng hành cùng chi hội trưởng

Đề xuất tăng phụ cấp cho chi hội trưởng (CHT), đổi mới các phong trào để thu hút hội viên, cùng các CHT nắm bắt tình hình, hoàn cảnh chị em để có cách giúp đỡ hợp lý, kịp thời... là cách mà hội liên hiệp phụ nữ (LHPN) các cấp và chính quyền địa phương đồng hành cùng các CHT trong việc xây dựng và phát triển phong trào phụ nữ trên toàn tỉnh.

Đồng hành cùng chi hội trưởng
Để phụ nữ an toàn trên không gian mạng

Sự bùng nổ của công nghệ thông tin đã mở ra nhiều cơ hội cho phụ nữ làm kinh tế. Tuy nhiên, họ cũng chính là những nạn nhân của các vụ lừa đảo trên không gian mạng bởi chính sự nhẹ dạ, cả tin và thiếu kiến thức trong ứng dụng công nghệ số.

Để phụ nữ an toàn trên không gian mạng

TIN MỚI

Return to top