ClockThứ Tư, 17/04/2019 06:15

Khi phụ nữ làm dân vận

TTH - Thông qua nhiều cách làm, các cấp Hội phụ nữ trong tỉnh đã vận động hội viên, phụ nữ thực hiện nhiều chương trình, phong trào ý nghĩa.

Người phụ nữ “tròn vai”Nâng cao vị thế của người phụ nữ

Phụ nữ TP. Huế đoàn kết xây dựng tuyến đường sạch đẹp

Mưa dầm thấm lâu

Sau 8 giờ sáng, trên các con đường thôn Cổ Lão (xã Hương Toàn, TX. Hương Trà), nhìn hình ảnh các mẹ, các chị xách làn nhựa đi chợ, chị Hoàng Thị Thãnh, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) phường Hương Toàn phấn khởi: “Kết quả này có được nhờ hội làm tốt công tác dân vận”.

Chị Thãnh cho hay, mô hình sử dụng giỏ nhựa khi đi chợ được hội triển khai thực hiện từ nhiều năm trước nhằm thực hiện cuộc vận động "5 không, 3 sạch". Thời gian đầu vận động rất vất vả bởi các bà, các chị đã quen “tay không” đi chợ. Mua món gì người bán đều có túi ni lông, khách hàng chỉ việc xách về. Lấy thức ăn ra, túi ni lông chỉ cần vứt đi là xong.

Xác định khó khăn nhưng đội ngũ Ban Chấp hành Hội LHPN xã Hương Toàn không nản. Trong các cuộc họp, các buổi sinh hoạt, thậm chí là những lần đến thăm nhà nhau, các chị vẫn bền bỉ tuyên truyền tác hại của túi ni lông đối với cuộc sống hiện tại và tương lai sau này; sử dụng túi ni lông đựng thức ăn nóng hoặc gói thực phẩm để trong tủ lạnh có thể gây bệnh tật, thậm chí là bệnh hiểm nghèo như ung thư...

“Thấm” những lời “rỉ rả” của cán bộ phụ nữ, chị em xã Hương Toàn dần hình thành thói quen hạn chế sử dụng túi ni lông. Chị Hoàng Thị Xãng ở thôn Cổ Lão chia sẻ: “Qua nhiều lần được cán bộ hội phân tích tác hại của túi ni lông, tôi hầu như không sử dụng nữa. Lúc nào đi chợ tôi cũng kèm theo một xấp lá chuối để gói thức ăn”.

Để công tác vận động hội viên bảo vệ môi trường hiệu quả, Hội LHPN các phường Hương Văn, Hương Chữ còn thành lập Câu lạc bộ “Phụ nữ hạn chế túi ni lông khi đi chợ”. Qua đó, các thành viên trong câu lạc bộ tự giám sát, nhắc nhở nhau về ý thức thực hiện. Các chi hội phụ nữ tại các đơn vị này đã trích một số tiền lãi từ nguồn kinh phí tiết kiệm tự nguyện tại chỗ để mua tặng mỗi hội viên một giỏ nhựa đi chợ. Còn Hội LHPN các phường, xã lại trích tiền quỹ hội mua tặng mỗi hội viên 5 hộp nhựa để đựng thức ăn khi đi chợ.

Hội LHPN TX. Hương Trà còn vận động hội viên thực hiện khá hiệu quả các phong trào thực hành tiết kiệm, phụ nữ khởi nghiệp. Theo chị Lê Thị Thu Hương, Phó Chủ tịch Hội LHPN thị xã Hương Trà: Để dân vận tốt đòi hỏi mỗi cán bộ hội phải kiên trì chịu khó, đồng thời hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng của vấn đề mình đang vận động dân thực hiện. Quan trọng hơn là bản thân người cán bộ phải noi gương bởi khi mình làm tốt, lời nói của mình có hiệu quả hơn nhiều. Hiện nay, các cấp hội phụ nữ ở TX. Hương Trà đang đẩy mạnh công tác dân vận trong thực hiện "Ngày Chủ nhật xanh".

Chị Hồ Thị Thúy Hằng, Chủ tịch Hội LHPN huyện Quảng Điền cho hay: Việc vận động hội viên thường xuyên tham gia làm vệ sinh môi trường, xây dựng con đường tự quản, hiến đất, hiến cây làm đường... là không hề dễ. Tuy nhiên, các cấp hội phụ nữ trong huyện vẫn xây dựng được nhiều mô hình hiệu quả, nhiều chị đã sẵn sàng hiến đất, hiến cây vì mục đích chung. Kết quả này là nhờ đội ngũ cán bộ hội từ huyện đến cở sở và lực lượng hội viên nòng cốt được trang bị kỹ năng vận động, thuyết phục.

Bám cơ sở

Với nhiều cách làm sáng tạo, khéo léo trong công tác tuyên truyền, vận động, phụ nữ là lực lượng tuyên truyền viên, cộng tác viên dư luận xã hội tích cực tại địa phương đã kịp thời phản ánh, ngăn chặn nhiều vụ vi phạm pháp luật, từng bước đẩy lùi tệ nạn xã hội, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự, bình yên thôn xóm. Nhiều mô hình hay về học tập và làm theo Bác; thực hiện cuộc vận động “Toàn dân xây dựng Thừa Thiên Huế sáng - xanh - sạch - đẹp, không rác thải”; “5 không, 3 sạch” đã được các cấp hội đảm nhận và thực hiện có hiệu quả.

Chị Lê Thị Hồng Thanh, Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN tỉnh cho biết, để thực hiện tốt phong trào thi đua “Dân vận khéo”, Hội LHPN các cấp đã tập trung hướng về cơ sở, phân công cán bộ phụ trách bám địa bàn để nắm bắt tình hình, tâm tư, nguyện vọng của các tầng lớp phụ nữ; đồng thời, kịp thời tuyên truyền, phổ biến và vận động phụ nữ nắm vững các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Với phương châm “Hướng hoạt động về cơ sở, ở đâu có phụ nữ, ở đó có hoạt động Hội”, các cấp Hội đã từng bước đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, giảm hành chính hóa, sâu sát cơ sở, nâng cao chất lượng sinh hoạt; chú trọng các cơ sở Hội ở những địa bàn xung yếu như vùng đầm phá, vạn đò, các xã miền núi, biên giới, vùng mới định cư...

Được biết, đến nay, toàn bộ thôn, bản trên địa bàn tỉnh đều có tổ chức Hội phụ nữ và đều có quỹ Hội bền vững; 100% cơ sở Hội xây dựng hội viên nòng cốt, tỷ lệ hội viên nòng cốt đạt 30%. Công tác phát triển hội viên đã mở rộng tính liên hiệp.

Bài, ảnh: HẢI THUẬN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Tiếp sức” cho phụ nữ, trẻ em nghèo

Bằng những hoạt động, mô hình cụ thể như hỗ trợ kinh phí học tập, hỗ trợ nhu yếu phẩm hàng tháng, hỗ trợ phụ nữ vay vốn phát triển kinh tế... Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) phường Đông Ba đã đồng hành, “tiếp sức” cho trẻ em, phụ nữ nghèo, đơn thân trên địa bàn phường để họ có thêm động lực, cố gắng, nỗ lực hơn trong cuộc sống.

“Tiếp sức” cho phụ nữ, trẻ em nghèo
Áo dài Huế, một nét rất riêng

“Áo dài trở thành một nét văn hóa của phụ nữ Việt Nam nói chung. Với phụ nữ Huế nói riêng, áo dài là niềm tự hào, bởi áo dài Huế đã là một thương hiệu được “đóng đinh” trong lòng mọi người. Để áo dài được thăng hoa, tôn vinh thì sự lan tỏa, quảng bá của chị em, của hội viên phụ nữ trên toàn tỉnh là điều hết sức cần thiết. Hình ảnh người phụ nữ Huế trong chiếc áo dài truyền thống chính là một nét đẹp, một nét văn hóa rất riêng của Huế”, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ chia sẻ tại buổi gặp mặt phụ nữ Thừa Thiên Huế nhân dịp kỷ niệm 114 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3.

Áo dài Huế, một nét rất riêng
Những “đôi vai mềm” ở chợ đầu mối

Ở chợ Phú Hậu - chợ đầu mối lớn nhất Thừa Thiên Huế, không khí bán buôn bắt đầu tấp nập từ lúc 2 giờ sáng, khi ngày mới vừa chớm qua. Tiếp sau những chuyến xe hàng chở nông sản từ các miền Nam, Bắc ghé chợ là công việc bốc dỡ và vận chuyển hàng giúp các tiểu thương của các chị cửu vạn. Công việc vất vả, nhưng tiền công mỗi chuyến chở hàng nông sản của các chị cũng chỉ được vài ngàn đồng. Có phần nhẹ nhàng hơn nhưng cũng bám chợ vất vả không kém là chị em tiểu thương có sạp hàng ổn định hay các chị “chạy hàng” nhỏ lẻ. Dẫu vậy, khi nói về “ngày của mình”, các chị cũng chỉ đơn giản: Mong gia đình bình an và bản thân đủ sức khỏe để theo chợ, bám việc mỗi ngày.

Những “đôi vai mềm” ở chợ đầu mối
Kỷ niệm 114 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3/1910 - 8/3/2024)
Phụ nữ góp phần xây dựng đô thị văn minh

“Bằng những mô hình cụ thể, việc làm thiết thực và những kết quả nổi bật, phụ nữ Thừa Thiên Huế đã và đang là nhân tố tích cực thực hiện các phong trào, cuộc vận động, góp phần xây dựng đô thị văn minh, hiện đại.

Phụ nữ góp phần xây dựng đô thị văn minh

TIN MỚI

Return to top