ClockThứ Sáu, 23/06/2017 08:50

Khi ý thức là chưa đủ

TTH - Điều chỉnh khung thuế bảo vệ môi trường (BVMT) hiện nay từ 30.000 - 50.000 đồng/kg lên 40.000 - 200.000 đồng/kg là đề nghị của Bộ Tài chính.

Theo Tạp chí Môi trường, nội dung điều chỉnh tăng thuế BVMT đối với túi ni lông thuộc diện chịu thuế thể hiện tại Khoản 6, Điều 1 dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Thuế BVMT dự kiến sẽ trình Chính phủ trong tháng 6/2017, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại kỳ họp tháng 8/2017 và trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp tháng 10/2017.

Theo tính toán chung, mức thuế 40.000 đồng/kg đang áp dụng tương đương khoảng 200 - 400 đồng/túi và 1 kg túi ni lông có thể có 100 - 200 túi, nếu tăng lên mức tối đa khung áp dụng hiện nay là 50.000 đồng/kg thì tương đương 250 - 500 đồng/túi. Theo Bộ Tài chính, mức khung và mức thu thuế BVMT đối với túi ni lông của Việt Nam là rất thấp so với các nước trên thế giới, nên chưa có tác động nhiều tới hạn chế việc sản xuất, sử dụng túi ni lông. Vì thế, bên cạnh các biện pháp quản lý khác, việc điều chỉnh này nhằm góp phần thực hiện mục tiêu giảm dần việc sử dụng túi ni lông khó phân hủy, phù hợp với thông lệ quốc tế.

Đây cũng mới chỉ là đề nghị từ phía Bộ Tài chính, song nhìn một cách tổng thể có thể thấy tính cấp thiết của vấn đề, nhất là khi những ẩn họa từ thói quen dễ dãi và phổ biến của người tiêu dùng trong sinh hoạt hàng ngày. Một con số được đưa ra từ Báo Lao động cho thấy, mỗi ngày, TP. Hồ Chí Minh tiêu thụ hơn 9 tấn ni lông qua kênh phân phối bán lẻ và hơn 80% lượng túi ni lông được sử dụng tại mạng lưới các chợ truyền thống. Trong khi đó, theo nguồn tin trên trang thông tin điện tử của Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Thừa Thiên Huế,  nếu tính tỷ lệ 6% là rác nhựa, rác ni lông thì trên địa bàn tỉnh nhà sẽ có 35 tấn rác thải loại này trong tổng số khoảng 650 tấn mỗi ngày.

Thói quen dễ dãi này cộng với việc khó phân hủy (hàng chục đến hàng trăm năm) hẳn nhiên đã gây tác động đến môi trường sinh thái, không gian sống và cả mỹ quan không chỉ ở đô thị mà cả nông thôn. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu và nhận thức đầy đủ những tác hại mang tính gặm nhấm của nó vào sức khỏe và cơ thể khi sử dụng hàng ngày.

Rất nhiều biện pháp tuyên truyền, nâng cao nhận thức qua các kênh khác nhau đã được thực hiện, song dường như vẫn chưa thực sự được người tiêu dùng chú tâm. Mặt khác, vì sự tiện lợi, vì lợi nhuận (vì một số doanh nghiệp, cơ sở sản xuất chưa đóng thuế BVMT) nên việc sử dụng các sản phẩm từ nhựa, nhất là túi ni lông vẫn còn phổ biến. Điều này càng ngày càng tăng thêm và về lâu dài, sẽ là một hệ lụy cho an sinh sức khỏe và môi trường.

Cũng cần phải nói thêm rằng, việc sử dụng túi đựng hàng với các chất liệu dễ tiêu hủy hoặc được tái sử dụng nhiều lần đã được đưa vào cuộc sống, nhưng do giá thành còn cao nên chưa được phổ biến. Chính vì thế, bên cạnh việc chế tài bằng tăng thuế BVMT trong sản xuất các sản phẩm từ nhựa và túi ni lông, bên cạnh việc cổ súy cho việc dùng các sản phẩm thân thiện với môi trường, cần có một chính sách tốt hơn cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất để trước mắt có thể giảm giá thành sản phẩm để nó có thể đi vào cuộc sống ngày mỗi nhiều hơn

An Di

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Buồn vui chuyện… rác

“Xanh, sạch, sáng” không chỉ là khẩu hiệu mà đã trở thành nhu cầu, nguyện vọng chung của cả cộng đồng xứ Huế. Nó đã đi vào đời sống và đang dần tạo thành thói quen tự giác nơi mỗi thành viên…

Buồn vui chuyện… rác
Ý kiến nhỏ cho một việc nhỏ

Trong mấy năm trở lại đây, nhiều mặt đổi thay tích cực tại tỉnh Thừa Thiên Huế đã được cộng đồng dân cư trong và ngoài tỉnh ghi nhận; đặc biệt là trên lĩnh vực chỉnh trang đô thị. Đó là việc dỡ bỏ nhiều hàng rào sắt xung quanh các công sở tại trục đường Lê Lợi và một vài nơi khác; đó là việc mở rộng mặt đường, lát lại vỉa hè tại đường Hai Bà Trưng, Phạm Hồng Thái, Trương Định, Bà Huyện Thanh Quan… được nhiều người dân sở tại và khách du lịch đến Huế đánh giá cao.

Ý kiến nhỏ cho một việc nhỏ
Thúc đẩy ý thức bảo vệ môi trường trong học sinh

Gần 60% học sinh quan tâm đến vấn đề về môi trường và năng lượng là kết quả từ nghiên cứu khảo sát về mức độ quan tâm của học sinh TP. Huế được thực hiện trong khuôn khổ dự án “Thúc đẩy thực hành tiết kiệm năng lượng dành cho học sinh tại Huế (YEAH!): Hành động nhỏ hướng đến bảo vệ môi trường”.

Thúc đẩy ý thức bảo vệ môi trường trong học sinh
Return to top