ClockThứ Tư, 22/08/2018 06:00

Khó duy trì bảo vệ tại các cơ sở lẻ của trường mầm non

TTH - Theo quy định, mỗi trường mầm non chỉ có một bảo vệ. Do đặc thù của địa bàn huyện Phú Vang, ngoài trường chính còn có một số cơ sở lẻ, bài toán giữa kinh phí và an toàn là vấn đề đặt ra.

Giáo viên mầm non: Áp lực lớn về giờ giấcTrường mầm non tự chủ tài chính: Chất lượng phải tương xứng học phíBất cập giáo dục mầm non: Đâu là giải pháp?

Chúng tôi ghé thăm Trường mầm non Phú Đa 1 khi các cô giáo đang sơn sửa lại đồ dùng dạy học để kịp đón trẻ trong năm học mới. Cô Hiệu trưởng Nguyễn Thị Bê cho biết, đồ dùng dạy học, sân chơi đều do giáo viên sửa chữa và hoàn thiện. Tuy nhiên, do chúng tôi được bảo vệ của trường phụ giúp nên công việc đỡ vất vả hơn.

Các cô giáo trường mầm non Phú Đa sơn quét lại sân chơi chuẩn bị cho năm học mới

Ở điểm lẻ của trường tại thôn Hòa Đông, chỉ có 60 em nhưng cũng cần một bảo vệ. Công việc này gặp khó khăn do bảo vệ ở đây được “hợp đồng miệng” với người dân sống gần khu vực trường học, mức kinh phí được trả 400.000 đồng/tháng. Công việc nhẹ nhàng nhưng bảo vệ trường cũng như “có con mọn”, lúc nào cũng phải ở lại ban đêm để trực. Năm học 2018-2019, nhà trường xin ý kiến phụ huynh mỗi người đóng 10.000 đồng/tháng, nghĩa là tầm 500.000 đồng/người để trả lương cho bảo vệ, tuy nhiên, rất khó để vận động phụ huynh.

Cũng trong tình cảnh tương tự, cô giáo Nguyễn Thị Thanh Hồng, Hiệu trưởng Trường mầm non số 1 Phú Mậu, cho biết, bên cạnh cơ sở chính tại thôn Mậu Tài,  trường còn có ba cơ sở lẻ khác là Thanh Tiên, Tiên Nộn và Vọng Trì Đông. Các điểm trường này nằm phân tán ở các thôn nên tuy số lượng trẻ từ 45 cho đến 75 em mỗi cơ sở nhưng trường vẫn phải thuê bảo vệ bằng sự linh động từ nguồn ngân sách Nhà nước cấp. Có nhiều cơ sở lẻ trong khi nguồn thu hạn hẹp nên trường phải tính toán và cân nhắc kỹ trong vấn đề này.

Trường mầm non Phú Đa 1 và Trường mầm non số 1 Phú Mậu là 2 trong số 25 Trường mầm non được sự quản lý của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Phú Vang có điểm trường lẻ. Theo ông Lê Văn Song, Phó Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Phú Vang, mỗi trường chỉ được phép có một bảo vệ theo Nghị định số 68, vì vậy toàn huyện có hơn 50 điểm trường (cả chính và lẻ) cũng chỉ có 25 bảo vệ. Muốn có bảo vệ tại các điểm trường lẻ các cơ sở phải linh động vận động phụ huynh đóng góp để trả lương cho bảo vệ trường học.

Những năm trước, việc thuê bảo vệ có sự đóng góp và hỗ trợ từ phụ huynh. Một vài năm trở lại đây do gặp khó khăn trong các khoản thu đầu năm tại các cơ sở giáo dục nên huyện Phú Vang chỉ đạo các trường không được thu thêm bất kỳ khoản kinh phí nào ngoài quy định. Đa số các trường giải quyết vấn đề này bằng việc trích nguồn ngân sách được cấp cho việc dạy và học của trường để trả lương cho các bảo vệ. Mức lương của mỗi bảo vệ cũng chỉ từ 400 ngàn đồng cho đến 1 triệu đồng/người/tháng. Trường mầm non nào có nhiều điểm trường lẻ cũng đồng nghĩa với nguồn quỹ dành cho công tác dạy và học sẽ thu hẹp lại.

Các cô giáo có trách nhiệm ở trường mầm non xuất phát từ thực tế, từ lòng yêu trẻ, muốn đảm bảo an toàn và bảo vệ tài sản Nhà nước nên đã linh động trong việc hợp đồng thêm bảo vệ ở các điểm trường lẻ dù vẫn biết điều này không có quy định. Tuy vậy, trong năm học mới nhiều điểm trường lẻ không thuê bảo vệ nếu không có nguồn kinh phí.

Phú Vang là địa phương có nhiều sông suối, ao hồ và đầm phá; các điểm lẻ trường mầm non tuy đã được xây dựng ở những vị trí thích hợp nhưng vào mùa mưa bão vẫn phải chịu những ảnh hưởng nhất định. Công tác xã hội hóa là cần thiết khi nhà trường và phụ huynh đồng lòng để tạo cho con trẻ môi trường vui chơi an toàn, lành mạnh. Cần một cách làm hợp tình, hợp lý, bởi đầu tư cho thế hệ mầm non rất dễ tìm được sự đồng thuận từ xã hội.

Bài, ảnh: Thành Nhân

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nông dân tham gia bảo vệ môi trường

Trong tiến trình xây dựng nông thôn mới (NTM), các cấp hội nông dân (HND), hội viên, nông dân (HVND) kết hợp triển khai phong trào “Ngày Chủ nhật xanh” nhằm nâng cao nhận thức của HVND trong bảo vệ môi trường đô thị, nông thôn “xanh - sạch - đẹp”.

Nông dân tham gia bảo vệ môi trường
Giá vé máy bay tăng, doanh nghiệp lo khó làm tour nội địa

Nhiều doanh nghiệp lữ hành đang lo ngại về thị trường tour nội địa, khi trần giá vé máy bay nội địa điều chỉnh tăng từ ngày 1/3/2024. Nỗi lo lớn nhất là lượng khách nội địa sẽ sụt giảm khi sắp vào mùa du lịch và doanh nghiệp cũng dè dặt hơn trong việc “ôm” vé giá rẻ như mọi năm.

Giá vé máy bay tăng, doanh nghiệp lo khó làm tour nội địa

TIN MỚI

Return to top