ClockThứ Năm, 02/07/2015 06:00

Khoảng trống…

TTH - Ông là một trong những người đề xướng đưa mỹ thuật, mỹ nghệ truyền thống về với bản sắc Việt. Nói cụ thể hơn, ông mong muốn được thay dần những điển tích, những mô típ ngoại lai - mà chủ yếu là đậm chất Trung Hoa - vốn đã tồn tại, đã hằn thành nếp mòn cả ngàn năm nay trên các đồ chạm khảm, điêu khắc, gốm sứ… bằng những hình ảnh, điển tích thuần Việt. Chẳng hạn như hình ảnh Quan Vân Trường; lịch sử dân tộc Việt mình đâu thiếu những võ tướng oai hùng, trung trinh, được người đời phong thánh sao không đưa vào? Những Lý Thường Kiệt, Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Tri Phương… nào có kém thua? Hoặc như tích Lưu Bị ba lần đến lều cỏ cầu Gia Cát Lượng, ông cho rằng câu chuyện Quang Trung Nguyễn Huệ vời La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp ra giúp nước của Việt Nam ta còn hay và ý nghĩa hơn nhiều, vậy mà cái tích “tam cố thảo lư” của Tàu lại được chạm khảm phổ biến, còn chuyện Quang Trung Nguyễn Huệ vời Nguyễn Thiếp lại chưa hề thấy xuất hiện…

Phải đến lúc thay đổi. Phải đến lúc cổ súy cho lịch sử Việt Nam. Phải đến lúc mỹ nghệ Việt thoát ly sự “văn hóa ngoại lai” trong tư duy, trong thể hiện. Ông nghĩ vậy.

Ý tưởng quá hay nên khi nêu ra lập tức nhận được sự cộng hưởng của nhiều người. Một hội thảo quy mô tầm quốc gia với sự tham gia của rất nhiều nhân vật có tiếng tăm trong giới mỹ thuật, giới trí thức, và các nhà quản lý… đã diễn ra tại Tp Hồ Chí Minh. Quá phấn khởi, quá xúc động, ông đã tiên phong “nói đi đôi với làm”; chọn tranh, thuê họa sĩ, thuê nghệ nhân khảm ngay một số bức xà cừ thuần Việt và đóng gói từ Huế mang tới hội thảo.
Hội thảo đã gây được tiếng vang tốt, được dư luận quan tâm theo dõi và tạo sự đồng cảm lớn trong các đại biểu. Mổ xẻ, phân tích, đề xuất, giải pháp… được rất nhiều đại biểu hào hứng trải ra tại diễn đàn khiến ông rưng rưng xúc cảm suốt nhiều ngày sau đó…
Nhưng rồi… Sau hội thảo là khoảng trống lặng yên. Tất cả dường như cứ lùi dần, lùi dần vào thinh không. Ông sốt ruột, ray rứt, nhưng chỉ có mỗi ông- một cánh én sao làm được mùa xuân?
-Đôi lúc tôi cảm thấy buồn và cô đơn ghê gớm. Chẳng lẽ cứ mãi chấp nhận “văn hóa ngoại lai”? Chẳng lẽ cứ hội thảo xong là xem như rồi việc? Chẳng lẽ…
Tâm sự của ông mãi ám ảnh tôi suốt quãng đường về. “Chẳng lẽ… chẳng lẽ…”, những câu hỏi như những khoảng trống chông chênh ngóng mong được lấp đầy…
Hiền An
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Thừa Thiên Huế - Hành trình và khát vọng”

Đó là chủ đề của Trại sáng tác văn học, nghệ thuật do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp với Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật tỉnh khai mạc sáng 15/4 tại làng cổ Phước Tích, xã Phong Hòa (Phong Điền).

“Thừa Thiên Huế - Hành trình và khát vọng”
Ba luôn ở bên con

Một sớm mùa thu, tôi rẽ sương cũng mẹ đi vào lối vắng. Ở nơi đây, cảnh vật thường xuyên thay đổi, dù một năm mẹ con tôi đến những bốn, năm lần. Sự thay đổi ấy ứng với từng mùa, khi những hàng cây thi nhau lột xác, lũ chim chóc thay lời ca tiếng hát, mây trời và làn nước cũng thường biến đổi sắc màu theo từng tháng năm. Ở nơi đó, bên một dòng sông nhỏ có một khoảnh đất là nơi yên nghỉ của ba tôi. Thời gian thấm thoắt thoi đưa, thoáng chốc ngày ba từ giã cõi đời cũng đã ngót nghét gần mười năm. Mười năm đó, từ nỗi đau tận cùng đến đau đáu khôn nguôi, trong mẹ con tôi đã chuyển thành tĩnh lặng thương yêu.

Ba luôn ở bên con
Từ chuyến phượt khám phá làng Vân...

Gần đây, phượt trở thành trào lưu và sở thích của rất đông bạn trẻ. Xu hướng phượt không đơn thuần chỉ là trải nghiệm các cung đường khó hay khám phá văn hóa, vùng đất nơi mình đến mà còn kết hợp Teambuilding (xây dựng đội nhóm), các kỹ năng sinh tồn, đôi khi lồng ghép thêm hoạt động thiện nguyện.

Từ chuyến phượt khám phá làng Vân
Lão ngư kể chuyện đi biển

Những kinh nghiệm đi biển "xương máu" được truyền đời trong các gia đình ngư dân. Khi chưa có máy móc hiện đại, kinh nghiệm sóng nước là cứu cánh sinh kế của họ.

Lão ngư kể chuyện đi biển
Return to top