Không ai sống sót trong vụ rơi máy bay Indonesia!
TTH.VN - Lực lượng cứu hộ Indonesia sáng nay (18/8) đã tiếp cận được với khu vực máy bay của hãng Trigana đâm vào núi. Báo cáo ban đầu cho biết, toàn bộ 54 người trên chiếc ATR 42-300 đều đã thiệt mạng!
Sáng nay (18/8), sau nhiều giờ len lỏi giữa những cánh rừng rậm rạp và vượt qua nhiều ngọn núi hiểm trở, lực lượng cứu hộ Indonesia đã tiếp cận được với hiện trường vụ tai nạn vào lúc 9h30 (giờ địa phương). Quang cảnh nơi đây vô cùng tang thương với xác người cháy đen nằm rải rác bên cạnh những mảnh vỡ của chiếc máy bay.
![]() |
Hiện trường vụ rơi máy bay nhìn từ trên cao |
Phát biểu với báo chí, ông Heronimus Guru - phó giám đốc cơ quan điều phối tìm kiếm, cứu nạn quốc gia Indonesia - xác nhận, toàn bộ 54 người có mặt trên chiếc máy bay đã tử nạn.
Hiện tại trực thăng cứu nạn đã được điều tới khu vực tỉnh Papua, phía đông nước này để chuẩn bị đưa thi thể nạn nhân. Song song với đó, lực lượng cứu hộ cũng bắt tay vào tìm kiếm hộp đen của chiếc máy bay, vốn được thiết kế để ghi lại toàn bộ dữ liệu hành trình, từ đó giới chức Indonesia có cơ sở tìm hiểu nguyên nhân xảy ra vụ tai nạn.
Chuyến bay của hãng hàng không nội địa Trigana Air, mang số hiệu TGN267, chở theo 54 người, trong đó có 5 em nhỏ cùng 5 thành viên của phi hành đoàn, cất cánh từ sân bay Sentani, Jayapura, thủ phủ tỉnh Papua và dự kiến hạ cánh tại Oksibil, phía nam Jayapura chiều 16/8 vừa qua.
Tuy nhiên, 10 phút trước khi tới sân bay Oksibil, chiếc ATR bất ngờ mất liên lạc với đài kiểm soát không lưu. Giới phân tích lo ngại, chiếc máy bay này có thể đã đâm vào núi do đây là khu vực có địa hình phức tạp với núi và rừng rậm cùng sương mù thường xuyên bao phủ.
Vào thời điểm gặp nạn, chiếc máy bay còn chở theo gần nửa triệu USD để tới hỗ trợ người dân gặp khó khăn ở khu vực này.
Trong ngày hôm qua (17/8), người dân địa phương cung cấp thông tin quý giá khi khẳng định nhìn thấy một chiếc máy bay bay rất thấp gần ngọn núi nơi đây, cách sân bay Oksibil khoảng 15 km. Ngay lập tức lực lượng cứu hộ đã lên đường tới khu vực bằng cả 2 hướng đường bộ và đường hàng không. Tuy nhiên, do thời tiết rất xấu khiến việc cứu hộ phải tạm hoãn cho tới sáng nay.
Hiện tại, các quan chức hàng không Indonesia đang đau đầu tìm lời giải cho câu hỏi vì sao không có bất cứ một cuộc gọi hay tín hiệu nguy cấp nào được phi hành đoàn gửi đi khi máy bay gặp nạn?
![]() |
Hãng Trigana bị cấm bay tại châu Âu vì không đủ độ an toàn |
Theo chuyên gia phân tích hàng không Mary Schiavo của đài CNN, rất có thể tổ bay đã không lường trước hết mức độ phức tạp của địa hình cũng như thời tiết nơi đây dẫn tới trở tay không kịp.
Nguồn tin từ Indonesia cho biết, Papua là khu vực có thời tiết đặc biệt phức tạp. Do có địa hình núi cao và gần biển nên lượng khí ẩm nơi đây rất lớn, kết hợp với khí hậu nhiệt đới gió mùa đặc trưng, luôn tạo ra những màn sương dày đặc bao phủ.
Công tác cứu hộ cũng gặp rất nhiều khó khăn do nơi đây chỉ có một, hai tuyến đường huyết mạch nối các thị trấn và bản làng. Để đến được hiện trường chỉ có 2 cách là đường hàng không và đường thủy. Nếu đi đường bộ có thể mất tới vài tháng! Cho nên dù muốn hay không, công tác cứu hộ cũng không thể đẩy nhanh tại khu vực này.
Sau vụ tai nạn thảm khốc này, người ta mới có dịp "mổ xẻ" độ an toàn của hãng hàng không Trigana nói riêng và hàng không Indonesia nói chung. Theo thông tin từ trang web theo dõi các chuyến bay trên toàn cầu, hãng Trigana từng 19 lần gặp sự cố nghiêm trọng kể từ năm 1992. Tại châu Âu, hãng Trigana bị cấm bay từ năm 2007 vì lý do không đủ độ an toàn khi bay qua không phận của khu vực này.
Như vậy, đây là vụ tai nạn hàng không tồi tệ thứ 3 xảy ra với hàng không Indonesia chỉ trong vòng chưa tới 8 tháng qua. Hồi tháng 12, chuyến bay QZ8501 của hãng Air Asia cũng gặp nạn và rơi xuống biển Java khi đang trên đường từ Surabaya, Indonesia tới Singapore. 162 người trên máy bay đều thiệt mạng.
Hồi tháng 6 vừa qua, một chiếc máy bay vận tải quân sự Indonesia cũng gặp sự cố và lao xuống đất sau khi vừa cất cánh tại thành phố Medan, khiến 135 người tử nạn.
Theo Vnmedia
- Iran từ chối đàm phán với Mỹ và EU (01/03)
- Tỉ phú Bill Gates: Mỹ sẽ trở lại cuộc sống bình thường vào mùa thu năm nay (01/03)
- Ấn Độ: Thủ tướng Modi dùng vaccine COVID-19 nội địa, thúc đẩy chiến dịch tiêm chủng quốc gia (01/03)
- Thủ tướng Hun Sen chọn Vaccine AstraZeneca để tiêm phòng Covid-19 (01/03)
- Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump lần đầu phát biểu chính thức kể từ khi mãn nhiệm (01/03)
- Mỹ phê duyệt vaccine COVID-19 của Johnson & Johnson (01/03)
- Lãnh đạo EU cam kết hợp tác quốc phòng nhiều hơn (28/02)
- Trạng thái bình thường mới trong xu hướng kỹ thuật số của các SME (28/02)
-
Trạng thái bình thường mới trong xu hướng kỹ thuật số của các SME
- Lãnh đạo EU cam kết hợp tác quốc phòng nhiều hơn
- Tổng Thư ký ASEAN đánh giá cao thành công Năm Chủ tịch của Việt Nam
- Anh sơ tán khẩn cấp 2.600 hộ dân do phát hiện bom
- Mỹ muốn đóng vai trò tích cực trong phát triển Đông Nam Á
- Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết thúc giục quyền tiếp cận công bằng với vaccine COVID-19
-
Thị trường thanh toán điện tử ASEAN có thể đạt 1,5 nghìn tỷ USD
- Châu Á: Các nhà sản xuất nhựa đối mặt với giá nguyên liệu tăng vọt
- Mỹ muốn đóng vai trò tích cực trong phát triển Đông Nam Á
- G20 nhóm họp về phục hồi từ COVID-19, viện trợ cho các nước nghèo
- Vaccine Covid-19 của Pfizer được phép bảo quản ở nhiệt độ tủ đông bình thường
- Đại hội đồng Liên hợp quốc thảo luận về tình hình ở Myanmar