ClockThứ Hai, 08/10/2018 07:00

Không bỏ cuộc

TTH - Trước khi thành công với Alibaba, tỷ phú Jack Ma (Trung Quốc) từng khởi nghiệp thất bại đến bốn lần liên tiếp. Câu chuyện do CEO DMZ Group, Giám đốc Công ty cổ phần Du lịch DMZ Lê Xuân Phương chia sẻ càng nhấn mạnh: Chìa khóa thành công trên hành trình ấy chính là bản lĩnh đối diện với thực tại và khả năng bình tĩnh để xử lý khó khăn.

Phát triển kỹ năng cố vấn khởi nghiệpKỳ vọng của tuổi trẻPhong trào khởi nghiệp đã lan tỏa trong cộng đồng

Ông Lê Xuân Phương trong buổi chia sẻ về kinh nghiệm khởi nghiệp

Từ lâu, người dân Huế và du khách quốc tế đến Huế đã không còn xa lạ với không gian của DMZ Bar & Restaurant. Không chỉ nằm ở vị thế rất đẹp trên đường Lê Lợi, mà còn bởi cách thiết kế, bài trí độc đáo đúng nghĩa từ “Demilitarized Zone” (vùng phi quân sự). “Cơ ngơi” hiện tại của Lê Xuân Phương, ngoài DMZ Bar & Restaurant còn có chuỗi nhà hàng khách sạn gắn với thương hiệu DMZ giá trị hơn 2 triệu USD. Ít ai biết rằng, thời điểm năm 2003, chưa đầy một năm sau khi dồn hết vốn liếng tích lũy được trong thời sinh viên để khởi nghiệp với nhà hàng Ý “Little Italia”, Lê Xuân Phương bị “sao quả tạ” đại dịch SARS chiếu trúng: Mọi hoạt động du lịch tê liệt, nhà hàng mọi nơi đóng cửa, người nước ngoài bỏ về nước, khách quốc tế đến Huế rải rác...

Không chỉ dừng lại ở đó, áp lực còn níu đè lên ông chủ DMZ khi còn thêm anh em từ đồng hương Quảng Trị vào để hỗ trợ việc làm. Đại dịch SARS chỉ tên hàng loạt khó khăn cho Little Italia: Không có khách, vốn cạn, các chiến lược marketing không có nhưng vẫn phải chống chọi với việc nuôi đội ngũ, trả mặt bằng, hàng hóa không được nợ. “Trong điều kiện khó khăn chồng chất ấy, ngay cả khi ông đầu bếp gốc Tàu thân tình gợi ý chuyển hướng kinh doanh, từ chuyên món Ý sang các món chiên xào phục vụ cho người dân địa phương, tôi cũng không đồng ý”, Lê Xuân Phương nói. Và tiếp những ngày sau đó, anh tự thân nỗ lực để giữ Little Italia theo quyết định của mình.

Gợi nhớ về những năm tháng khó khăn ấy, Lê Xuân Phương vẫn rất xúc động. Phương nói, “90% khách nước ngoài là đối tượng của nhà hàng Ý lúc bấy giờ. Nhưng vì SARS, đến du lịch cả châu Á tê liệt. Vì vậy, để giải quyết vấn đề làm sao Little Italia có khách, khách là ai và tìm khách từ đâu…, chúng tôi đã tận dụng mọi cơ hội để “bắt” từng khách một. Đối với một số ít khách đến Huế thời điểm ấy, chúng tôi tìm mọi cách tiếp cận, nói chuyện và cố gắng làm thế nào để họ đến với nhà hàng mình”. Nói là làm và làm quyết tâm, Lê Xuân Phương vận dụng hết khả năng về ngoại ngữ và kinh nghiệm trong việc dẫn tour, đưa đón khách du lịch để tiếp cận nguồn khách đến Huế từ ga tàu, bến xe, sân bay…, mời chào họ đến với nhà hàng của mình. Bấy giờ, ông chủ Phương cũng rất tích cực dẫn tour cho khách du lịch, vừa tiếp cận khách hàng để tư vấn họ về dùng món tại Little Italia, vừa tranh thủ tìm thêm kinh phí về nuôi nhà hàng.

Theo Lê Xuân Phương, khi đã mời được khách đến dùng món tại Little Italia, nhà hàng không chỉ coi đó là cơ hội để tạo ấn tượng về sản phẩm mà đồng thời cũng coi đó là cơ hội để tiếp thị, quảng bá Little Italia ra bên ngoài. Cùng với các loại bản đồ thành phố, bản đồ du lịch của địa phương, ông chủ của Little Italia thiết kế một bản đồ du lịch Huế riêng. Trong đó, một mặt chỉ dẫn đến các điểm đến du lịch, mặt khác là giới thiệu về các sản phẩm của Little Italia. Bản đồ được phát miễn phí cho du khách. Lúc bấy giờ, rất nhiều người kinh doanh nhà hàng chán nản, đóng cửa hoặc chuyển nghề, nhưng Lê Xuân Phương thì quyết tâm theo đuổi. Khó khăn chồng chất nhưng đó cũng là cơ hội cho Little Italia. Bằng cách “nhích từng chút một” để tiếp cận khách, “bắt” khách và tận dụng mọi kỹ năng quảng bá, tiếp thị, phát từ rơi… cuối cùng con thuyền Little Italia đã được Lê Xuân Phương chèo lái và giữ thăng bằng thành công qua bão SARS vào năm 2003. Năm 2004, Lê Xuân Phương tiếp tục ghi dấu ấn trong sự nghiệp với việc mua lại thương hiệu DMZ với mức giá 30.000 USD. Đến năm 2008, chính thức thành lập Công ty cổ phần Du lịch DMZ và nay Giám đốc Lê Xuân Phương tiếp tục tự tin vươn ra Canada để hợp tác mở rộng.

“Tôi chia sẻ câu chuyện vượt khó ở thời điểm năm 2003 với mong muốn để những nhà khởi nghiệp trẻ thấy rằng thành công sẽ đến khi mình luôn cố gắng nỗ lực và không nản cho dù có nhiều người bỏ cuộc. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, quan trọng là cần bình tĩnh để tìm lối đi cho riêng mình, dù rất nhiều khi, lối đi ấy chỉ là cái ngách nhỏ chật hẹp, bức bối. Nếu mệt mỏi quá có thể ngồi nghỉ, vừa dưỡng sức vừa tính giải pháp, nhưng tuyệt nhiên không bỏ cuộc”, Lê Xuân Phương nhắn nhủ.

Bài, ảnh: ĐỒNG VĂN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trao đổi kinh nghiệm chi trả giảm phát thải khí nhà kính

Từ ngày 19-21/3, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng (BV&PTR) tỉnh đón đoàn công tác Quỹ BV&PTR tỉnh Hà Tĩnh đến trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong công tác tổ chức triển khai thí điểm chuyển nhượng kết quả giảm phát thải và quản lý tài chính thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung bộ (ERPA).

Trao đổi kinh nghiệm chi trả giảm phát thải khí nhà kính
Khởi nghiệp với mô hình nuôi thỏ và chuột lang

Viết tiếp ước mơ thuở nhỏ khi chọn trở về quê hương nuôi thỏ, chuột lang nhà, với Nguyễn Duy Lanh, chàng trai Hương Xuân (Hương Trà), tuy gian nan, khó khăn song những thành quả thu được lại vô cùng quý giá.

Khởi nghiệp với mô hình nuôi thỏ và chuột lang
Thêm bài học kinh nghiệm để thực hiện tốt hơn nữa chức trách, nhiệm vụ

Ngành Tổ chức xây dựng (TCXD) Đảng của tỉnh nhận thấy, quá trình thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao có rất nhiều bài học kinh nghiệm được đúc rút, nhưng bài học xuyên suốt nhất, mang ý nghĩa quyết định nhất chính là sự đoàn kết, thống nhất cao về tư tưởng và hành động.

Thêm bài học kinh nghiệm để thực hiện tốt hơn nữa chức trách, nhiệm vụ
Return to top