ClockThứ Tư, 24/05/2017 05:31

Không bỡ ngỡ với môn thi giáo dục công dân

TTH - Vượt qua những băn khoăn, trở ngại ban đầu, hiện tại, môn giáo dục công dân (GDCD) được nhiều giáo viên và học sinh nhìn nhận bằng cái nhìn lạc quan, thái độ dạy và học nghiêm túc, sẵn sàng cho kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) sắp tới.

Khác với các môn khác, môn GDCD có lượng kiến thức ít hơn, gói gọn trong 27 tuần học với 9 bài học, nhưng không chỉ thuần túy kiến thức sách vở, môn GDCD có nội dung kiến thức phủ rộng, đòi hỏi học sinh phải bắt nhịp với thực tiễn cuộc sống. Với hình thức thi trắc nghiệm, học sinh phải chọn phương án thể hiện thái độ phù hợp với quy chuẩn đạo đức, pháp luật.

Muốn thi môn GDCD tốt cần một thái độ học tập nghiêm túc như với các môn học khác và vận dụng được nhiều kỹ năng

Theo Tiến sĩ Nguyễn Thị Hoa Phượng, giáo viên môn GDCD Trường THPT Hai Bà Trưng: “Việc đưa môn GDCD vào kỳ thi tốt nghiệp THPT 2017 là một quyết định đúng, bởi đây là một môn học đặc thù, trang bị nhiều mảng kiến thức cốt lõi hình thành nhân cách học sinh”. TS. Hoa Phượng cho hay, việc xem môn GDCD là “cứu cánh” cho kỳ thi tốt nghiệp THPT là không đúng, tuy nhiên học sinh sẽ không quá khó để đạt điểm cao nếu học nắm chắc kiến thức chuẩn và biết vận dụng kiến thức để xử lý tình huống trong bài thi. Qua quá trình quan sát, tiếp cận thông tin từ các trường, TS. Hoa Phượng nhận xét, sau khi học sinh làm các đề thi thử của Bộ GD&ĐT thì kết quả điểm môn GDCD “nhỉnh” hơn các môn trong khối khoa học môn xã hội như sử, địa một chút. Tại Trường THPT Hai Bà Trưng, không có em nào rơi vào mức điểm dưới trung bình, số điểm từ 6 đến dưới 8 chiếm tỷ lệ cao và khoảng hơn 20% học sinh đạt từ 8 điểm trở lên.

Em Trương Hải Uyên Thi (lớp 12 Văn, Trường THPT chuyên Quốc Học) chia sẻ: “Mỗi ngày em sẽ học một ít, đến cuối tuần tổng hợp lại những kiến thức mình đã học. Ngoài ra, em làm các đề nâng cao kiến thức, làm đề đặt tình huống”. Uyên Thi cho biết, ban đầu hơi bỡ ngỡ vì trước đây ở các bài kiểm tra và thi học kỳ môn GDCD thường làm đề tự luận, các em dùng lập luận để bày tỏ quan điểm trên bài làm. Đối với hình thức thi trắc nghiệm, khó khăn mà các em gặp phải sẽ là các đáp án nhiễu, nếu xử lý theo cảm tính sẽ dễ sai. Do đó, Thi cho rằng dù là thi trắc nghiệm nhưng đòi hỏi bản thân học sinh phải tự phân tích, đánh giá, tổng hợp tình huống và tự đưa ra những lập luận chặt chẽ, logic.

Em Lê Trần Ngọc Khánh (lớp 12 Văn, Trường THPT chuyên Quốc Học) cho hay: “Em cảm thấy môn GDCD khá gần gũi và sát thực với đời sống. Em nghĩ muốn thi đạt kết quả tốt môn này thì ngoài việc học ra cần phải có sự liên hệ, liên kết với các môn học khác như văn, sử, địa. Bên cạnh đó, em thường theo dõi và cập nhật tin tức để tránh bỡ ngỡ khi đề thi đưa những câu hỏi về sự kiện mang tính thời sự, đang xảy ra trong cuộc sống hằng ngày”. Khánh chia sẻ thêm, ban đầu có hơi hoang mang khi biết môn GDCD lần đầu tiên được đưa vào kỳ thi tốt nghiệp THPT, nhưng qua các đề thi thử nghiệm của Bộ GD&ĐT thì em đã nắm bắt được các dạng thức ra đề, biết mức độ hiện tại của bản thân đến đâu để trau dồi thêm. Cả Thi và Linh đều nhận định GDCD là môn thi dễ mà không dễ, muốn thi tốt cần một thái độ học tập nghiêm túc như với các môn học khác và vận dụng được nhiều kỹ năng. Hai em thường chia theo chủ đề bài học để ôn thi và học nhóm, chấm chéo kết quả của nhau để củng cố kiến thức, trao đổi cách tư duy để chọn ra hướng đi đúng đắn nhất khi làm bài.

Nội dung kiến thức thi môn GDCD dàn trải hầu hết trong chương trình cũng chính vì lẽ đó, các giáo viên bộ môn khuyến nghị học sinh nên hệ thống lại toàn bộ kiến thức, tránh tình trạng học tủ, học lệch. Và việc học “vẹt” các khái niệm trong sách giáo khoa không phải là phương án tối ưu để thi tốt, học sinh được giáo viên hướng dẫn cách hiểu, nhìn nhận vấn đề để từ đó có thể biết cách vận dụng. Quá trình học tập và vận dụng kiến thức môn GDCD mang ý nghĩa giúp học sinh có thể nhận diện được đúng sai, ý thức thực hiện hành vi đúng pháp luật, đúng với chuẩn mực đạo đức của xã hội. Và khi môn GDCD được đưa vào kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ kiểm nghiệm được những giá trị thực tiễn và trả về đúng vị trí, vai trò của môn học này.

Phước Ly

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đồng bộ nâng cao chất lượng dạy và học

Những năm gần đây, học sinh các cấp trên địa bàn Phú Vang ngày càng đạt nhiều giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh, Quốc gia. Riêng tại kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 THCS cấp tỉnh năm học 2023-2024 mới đây, học sinh Phú Vang đoạt gần 40 giải. Đó là nỗ lực và kết quả của quá trình vượt lên nhiều khó khăn, bền bỉ nâng cao chất lượng dạy và học của thầy và trò huyện Phú Vang.

Đồng bộ nâng cao chất lượng dạy và học
“Lùi lại” để sống bên con

Mùa thi cận kề, nhưng không ít phụ huynh đã bắt đầu thay đổi quan điểm, không còn quá kỳ vọng vào thành tích của con. Điểm cao cũng tốt, không cao cũng không sao miễn con vui khỏe là được. Tôi hiểu điều này khi mình cũng đang có hai con đang ở tuổi đến trường và cũng ở chung tâm trạng lo lắng khi tình trạng học sinh trầm cảm dẫn đến tự tử như một cách để giải thoát… đang lan truyền. Câu chuyện tưởng chừng đã cũ nhưng hệ lụy để lại đầy xót xa.

“Lùi lại” để sống bên con
Hiệu quả từ đổi mới giáo dục tiểu học

Với mục tiêu đào tạo các thế hệ học sinh phát triển toàn diện, cùng với đầu tư cơ sở vật chất, ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) TP. Huế triển khai nhiều giải pháp trong đổi mới giáo dục tiểu học (TH), giúp học sinh tiếp cận phương pháp giảng dạy hiên đại, phát triển các khả năng hội nhập, như kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ, giao tiếp…

Hiệu quả từ đổi mới giáo dục tiểu học
Trao học bổng hiếu học cho sinh viên, học sinh nghèo vượt khó

Ngày 14/4, tại Công viên Tứ Tượng (TP. Huế), Quỹ Giáo dục Huế hiếu học (Quỹ) tổ chức trao học bổng học kỳ 2 năm học 2023 – 2024 cho các sinh viên, học sinh nghèo, vượt khó vươn lên trong học tập. Đến dự có UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân.

Trao học bổng hiếu học cho sinh viên, học sinh nghèo vượt khó

TIN MỚI

Return to top