ClockThứ Ba, 10/10/2017 13:36

Không cấp vốn cho công trình chưa hoàn tất thủ tục đầu tư

TTH - Theo Bí thư Thành uỷ Huế Huỳnh Cư, giải pháp hiệu quả để đẩy nhanh tiến độ giải ngân các công trình xây dựng cơ bản (XDCB) trên địa bàn TP. Huế là không cấp vốn, nếu công trình, dự án (DA) không đầy đủ các thủ tục đầu tư.

Vỉa hè đường Lê Quý Đôn chậm chỉnh trang do ảnh hưởng tiến độ dự án Cải thiện môi trường nước

Nhiều DA chậm tiến độ

 Theo Trưởng Phòng Tài chính-Kế hoạch TP. Huế Hà Thanh Xuân, đến 30/9/2017, tình hình giải ngân vốn XDCB trên địa bàn TP. Huế thực hiện đạt hơn 57%, tương đương 131 tỷ đồng trong tổng nguồn vốn được phân bổ là 228 tỷ đồng. Trong đó, có 12 DA đã hoàn thành đảm bảo tiến độ, 40 DA khởi công mới, 29 DA chuyển tiếp đang được đẩy nhanh tiến độ và một số DA chậm. Đa số các DA chậm tiến độ đều có nguyên nhân khách quan từ thời tiết hoặc phụ thuộc tiến độ DA Cải thiện môi trường nước, song vẫn còn một số DA vì lý do chủ quan từ chủ đầu tư, các đơn vị tư vấn, thiết kế…

Trong các DA chậm tiến độ, có DA hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp An Hoà do vướng công tác giải phóng mặt bằng (GPMB). Cũng vì lý do này, DA hạ tầng kỹ thuật khu dân cư Phú Hậu giai đoạn 3 cũng chậm tiến độ, dù kế hoạch vốn đã bố trí 2 tỷ đồng. Lý do chậm tiến độ của các DA này không mới và hầu như DA nào có liên quan đến công tác GPMB cũng gặp phải song vẫn chưa có giải pháp xử lý triệt để, dù đã có sự vào cuộc của chính quyền TP. Huế và các ban ngành liên quan.

Một số DA thuộc lĩnh vực giáo dục cũng chậm tiến độ và đã được lãnh đạo TP. Huế nhắc nhở trong phiên họp về công tác GPMB cách đây không lâu song vẫn chưa có nhiều chuyển biến.

Trong 8 DA chuyển tiếp chậm tiến độ, có 5 DA về lĩnh vực giáo dục như: DA mở rộng Trường MN Phú Hiệp, DA nâng tầng khu chế biến cấp dưỡng Trường MN Hoa Mai, xây mới khối nhà 3 tầng Trường TH Phú Hoà, DA xây mới khối nhà 3 tầng và nhà đa năng Trường TH Phú Cát và Trường THCS Tôn Thất Tùng.

Ngoài ra, còn có 5 DA khởi công mới trong năm nay cũng gặp một số vướng mắc dẫn đến chậm tiến độ, như thoát nước một số tuyến đường phường Thuận Lộc, chỉnh trang vỉa hè một số tuyến đường trung tâm phía Nam TP. Huế như Lê Quý Đôn, chỉnh trang công viên hai bờ sông Hương…

Rà soát trước khi bố trí vốn

Ông Hà Thanh Xuân cho rằng, để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư XDCB, ban quản lý các DA, chủ đầu tư cần thực hiện rà soát đối chiếu các DA chậm giải ngân để hoàn thiện thủ tục và tổ chức giải ngân đúng kế hoạch, đồng thời, chỉ đạo các đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ, khắc phục khó khăn về công tác GPMB cũng như một số nguyên nhân khách quan khác để triển khai DA đạt chất lượng.

Điều này cũng đã được ông Nguyễn Việt Bằng, Trưởng Phòng Quản lý đô thị TP. Huế trong một hội nghị liên quan đã nêu nhằm đốc thúc các đơn vị thi công triển khai DA đúng tiến độ. Do đó, ông Nguyễn Việt Bằng đề nghị cần soát xét tiến độ, đối chiếu năng lực nhà thầu, hồ sơ dự thầu và xử lý nghiêm với các nhà thầu vi phạm hợp đồng, làm chậm trễ DA.

Bí thư Thành uỷ Huế Huỳnh Cư cho rằng, ngoài các giải pháp mà tỉnh đã chỉ đạo thực hiện không bố trí vốn với các DA khối lượng giải ngân dưới 30% và điều chuyển vốn đối với các công trình, DA mà tiến độ giải ngân dưới 50% đến 30/9, cần có giải pháp quyết liệt hơn với các DA chậm tiến độ. Tốt nhất là không phân bổ vốn cho các DA chưa hoàn thành các thủ tục cần thiết.

Theo ông Huỳnh Cư, quy trình phân bổ vốn hiện vẫn chưa được thực hiện chặt chẽ, vẫn còn một số DA chưa được thẩm định, rà soát kỹ trước khi phân bổ vốn, do đó mới xảy ra tình trạng kế hoạch phân bổ vốn có rồi nhưng loay hoay mãi chưa giải ngân do vướng công tác GPMB, chậm tiến độ… và đề nghị các ban ngành liên quan của TP. Huế cần nâng cao trách nhiệm trong việc thẩm định DA trước khi có quyết định bố trí nguồn vốn.

Hiện Phòng Tài chính-Kế hoạch đã rà soát, thẩm định và đề nghị TP. Huế điều chỉnh giảm 22 DA chưa triển khai và chậm tiến độ, nghiệm thu khối lượng hoàn thành với các DA có số vốn điều chuyển hơn 24 tỷ đồng, quyết toán DA hoàn thành và dư vốn để bố trí cho 37 DA đã nghiệm thu khối lượng, có nhu cầu thanh toán với số vốn điều chuyển hơn 24 tỷ đồng.

Bài, ảnh: Tâm Huệ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ASEAN có thể bổ sung thêm 300 tỷ USD doanh thu từ các khoản đầu tư xanh

Đông Nam Á có thể mở khóa thêm 300 tỷ USD doanh thu hàng năm từ các khoản đầu tư xanh vào năm 2030, nếu các chính phủ tăng cường hợp tác về lưới điện và thị trường carbon trong khu vực, đồng thời đưa ra những biện pháp khuyến khích tốt hơn cho năng lượng sạch và các quy định rõ ràng hơn về tài chính xanh, theo báo cáo của Bain & Company, GenZero, Standard Chartered và Temasek được công bố ngày hôm nay (15/4).

ASEAN có thể bổ sung thêm 300 tỷ USD doanh thu từ các khoản đầu tư xanh
Gỡ khó cho đầu tư khu công nghiệp sinh thái

Với mục tiêu đặt ra là đến năm 2030, khoảng 40-50% địa phương trong cả nước có kế hoạch chuyển đổi các khu công nghiệp hiện hữu sang khu công nghiệp sinh thái và 8-10% địa phương có định hướng xây dựng khu công nghiệp sinh thái mới, nhu cầu vốn đầu tư là rất lớn.

Gỡ khó cho đầu tư khu công nghiệp sinh thái
Đầu tư dịch vụ để hút khách quốc tế

Thu hút khách quốc tế và đầu tư dịch vụ trong nhiều trường hợp như vướng vào bài toán “con gà, quả trứng”. Nhưng để phát triển du lịch, thu hút khách quốc tế, chuyện đầu tư dịch vụ xứng tầm vô cùng quan trọng.

Đầu tư dịch vụ để hút khách quốc tế
Diện mạo mới từ các công trình thanh niên

Phát huy vai trò xung kích, tình nguyện và sáng tạo tuổi trẻ trong thực hiện phong trào “Tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới”, Huyện đoàn A Lưới tích cực triển khai những công trình, mô hình đoàn thanh niên tiêu biểu, góp phần thay đổi tích cực diện mạo huyện miền núi.

Diện mạo mới từ các công trình thanh niên

TIN MỚI

Return to top