ClockThứ Bảy, 11/02/2017 12:46

Không chấp nhận là trường "làng nhàng"

TTH - Sau một thời gian nỗ lực và phấn đấu, ngày 13/1/2017, Trường tiểu học Phú Mậu (Phú Vang) được công nhận là trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn I.

Sân trường giờ ra chơi

Lộ trình không đơn giản

Nằm giữa vùng chiêm trũng, người dân chủ yếu sống nhờ vào nuôi trồng và dịch vụ nhỏ lẻ, năm 2008 lại “gánh” thêm thôn định cư vùng sông nước của TP. Huế, Trường tiểu học Phú Mậu vốn là một cơ sở giáo dục “làng nhàng” về chất lượng của giáo dục Phú Vang.

Để phấn đấu đạt chuẩn, nhà trường xác định nhiệm vụ đầu tiên là nâng cao chất lượng giáo dục. Cô Kim Huế, Hiệu trưởng tâm sự, chỉ riêng việc khắc phục tình trạng học sinh (HS) bỏ học cũng là vấn đề. Lý do đầu tiên là do gia đình thiếu quan tâm. Cha mẹ theo đuôi con cá, theo việc đồng từ tinh mơ đến chạng vạng nên không có điều kiện quan tâm việc học hành của con cái. Có em gia đình khó khăn, tuy tuổi nhỏ nhưng ở nhà phụ cha mẹ công việc làm ăn. Nghỉ học nhiều, không theo nổi chương trình dẫn đến bỏ học. Nhiều em bỏ học cả tuần phụ huynh cũng không hay biết. Để giữ các em lại với trường lớp, ban giám hiệu (BGH) giao trách nhiệm cho giáo viên (GV) chủ nhiệm nắm bắt hoàn cảnh, theo sát từng HS để kịp thời xử lý. Học yếu thì phụ đạo, nghèo thì tìm cách hỗ trợ. Về chuyên môn, nhà trường giao trách nhiệm cho từng GV, vận động GV trẻ tổ chức lớp phụ đạo HS yếu tại thôn.

Kế hoạch hoạt động chung của cả trường cũng như riêng từng lớp luôn bảo đảm phù hợp tình hình thực tiễn. Nhà trường tổ chức bàn giao chất lượng, ký cam kết... để gắn trách nhiệm GV với chất lượng HS; đưa các câu lạc bộ (CLB) tin học, mỹ thuật, toán, TDTT, tiếng Anh vào sinh hoạt đều đặn. Hoạt động ngoài giờ lên lớp phù hợp với lứa tuổi, như các trò chơi dân gian, đố vui để học, rung chuông vàng, bóng đá... để tạo sân chơi thu hút cho HS đến trường.

Tạo môi trường tốt để thu hút trẻ

Hiện, HS của trường được tiếp xúc với âm nhạc, mỹ thuật qua những nhạc cụ như đàn piano, organ hay giá vẽ. Trường có thư viện với nguồn sách dồi dào, phòng máy tính đủ cho 2 em/máy trong giờ tin học. Khuôn viên sạch - đẹp - xanh, khu vui chơi phù hợp với lứa tuổi. Những bữa ăn bán trú được chuẩn bị với nguồn thực phẩm an toàn. Đội ngũ lãnh đạo ở đây đã “vượt khó” với cái tâm của người thầy yêu nghề, mến trẻ, luôn dành cho HS môi trường giáo dục tốt nhất có thể. Cô giáo Kim Huế cho biết, phụ huynh nhà trường rất nhiệt tình; khi trường cần, người góp của người góp công nên hầu hết các hạng mục cần có để phục vụ học tập của HS đều được đáp ứng nhanh, hiệu quả cao. Chỉ khu vườn thuốc nam xanh tốt và khu sân đang hoàn chỉnh từng phần, cô Huế khoe: “Nhờ phụ huynh hết, các anh chị nhiệt tình lắm”.

Từ nguồn xã hội hoá, trường đã xây 2 tầng với 6 phòng học trị giá 2,7 tỉ đồng và đầu tư thiết bị giá trị gần 250 triệu đồng; đồng thời, vận động các tổ chức xã hội (Tổ chức Cheerfor hỗ trợ 30 suất học bổng, 20 góc học tập cho HS khó khăn trị giá 23 triệu đồng; các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm, quỹ học bổng “Ước mơ nhỏ”... hỗ trợ học bổng trị giá 25,5 triệu đồng, trong đó có gia đình bác Nguyễn Trung Trực ở TP. Hồ Chí Minh tặng 10 triệu đồng…); lập quỹ khen thưởng HS giỏi, HS có thành tích xuất sắc trong các phong trào, hoạt động, mua thẻ bảo hiểm y tế, hỗ trợ điều kiện đến trường cho HS khó khăn; tổ chức bồi dưỡng HS năng khiếu, phụ đạo HS yếu.

Tạo được niềm vui đến trường cho HS, chất lượng học tập chuyển biến nhanh. Hiện nay, tỷ lệ HS xếp loại hoàn thành chương trình lớp học, cấp học trở lên đạt 99,6%; các em được tham gia nhiều hội thi, giao lưu của huyện, tỉnh như: thi “Vẽ tranh trên máy tính”, thi bơi truyền thống, thi cờ vua, thi “Phụ trách Sao giỏi”...  Có những cuộc thi, HS Phú Mậu đã tiến sâu đến cấp quốc gia, như thi vẽ tranh “An toàn giao thông” đạt giải Ba toàn quốc; thi vẽ tranh chủ đề “Ước mơ tuổi thơ” đạt giải A tập thể toàn quốc...

“Đây chính là thành tựu mà chúng tôi mong chờ khi mở ra các sân chơi cho HS. Nhưng hơn hết, mục tiêu của trường là làm sao các em được học tập và vui sống như đúng lứa tuổi của mình. Nhà trường không chỉ trang bị kiến thức mà còn trang bị kỹ năng sống tốt cho HS và muốn làm tốt, chúng tôi đã dựa vào chính sức mạnh của việc xã hội hoá giáo dục ”, cô giáo Kim Huế tâm sự.

Ông Lê Đình Phong, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Phú Vang khẳng định, với 670 HS/24 lớp, bình quân 28 em/lớp, hiện Trường tiểu học Phú Mậu là “địa chỉ đỏ” về chất lượng giáo dục tiểu học của huyện Phú Vang.

Bài, ảnh: HƯƠNG GIANG

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

A Lưới nỗ lực xóa nhà tạm

Huyện miền núi A Lưới tập trung triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia và phấn đấu thoát khỏi 74 huyện nghèo của cả nước trước năm 2025. Hiện nay, huyện đang tập trung nguồn lực đẩy mạnh công tác xóa nhà tạm, đào tạo nghề, giải quyết việc làm, tạo sinh kế bền vững cho cộng đồng dân cư trên địa bàn.

A Lưới nỗ lực xóa nhà tạm
Nỗ lực số hóa hồ sơ nghiệp vụ

Đến Đội HSNV Cảnh sát thuộc Phòng HSNV Công an tỉnh vào một ngày cuối tuần; cùng với cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị, Đại úy Dương Thị Mỹ Hạnh vẫn đang miệt mài, cẩn trọng tổng hợp, sắp xếp, phân loại các hồ sơ cần số hóa, ghép lại từng mảnh tài liệu cũ đang có hiện tượng rách, mục nát.

Nỗ lực số hóa hồ sơ nghiệp vụ
Khi nỗ lực của chính quyền được doanh nghiệp công nhận

Kết quả đánh giá năng lực cạnh tranh các sở, ngành, địa phương thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế (DDCI) năm 2023 cho thấy, đánh giá của doanh nghiệp về chất lượng quản lý, điều hành kinh tế của chính quyền cấp huyện, thị và sở, ngành có nhiều dấu hiệu tích cực.

Khi nỗ lực của chính quyền được doanh nghiệp công nhận
Nhật Bản tiến hành những nỗ lực cuối cùng tìm kiếm người sống sót sau động đất

Binh sĩ, lính cứu hỏa và nhân viên cấp cứu đang tiến hành những nỗ lực cuối cùng nhằm giải cứu những người sống sót vẫn còn bị mắc kẹt trong đống đổ nát sau trận động đất ngày đầu năm mới ở phía tây bắc Nhật Bản, khiến ít nhất 81 người chết và khoảng 50 người khác vẫn đang mất tích, tính đến chiều ngày 4/1.

Nhật Bản tiến hành những nỗ lực cuối cùng tìm kiếm người sống sót sau động đất
Return to top