ClockThứ Năm, 25/12/2014 13:19

Không chỉ là câu chuyện mặt hồ

TTH - Mùa sen đã xa vắng, nên hồ Tịnh Tâm mùa này trông thật buồn. Gió đông xao xác trên mặt hồ. Lá trên cây chừng như đã dầy hơn và ngai ngái già. Con đường chạy qua lòng hồ cũng không nhiều bóng người. Có lẽ vì trời lạnh đã khiến mọi người khép nép và co ro vào chỗ ấm. Mưa thi thoảng giăng ngang.

Nhưng đâu chỉ mùa đông. Ngay cả mùa nắng ấm, hồ Tịnh Tâm dường như cũng chỉ đầy hơn đôi chút, dù có dân và có cả sự hiện diện của một trường đại học. Dẫu được xem là một kiến trúc tiêu biểu của kiến trúc cảnh quan thuộc Quần thể di tích Cố đô Huế, nhưng di sản văn hóa này vẫn chưa có nhiều điều kiện và cơ hội để bộc lộ và chứng tỏ mình, dù đã có dự án khảo cổ, đã được đặt vấn đề để chỉnh trang, tôn tạo và phát huy.

Việc lấn chiếm diện tích lòng hồ đã được dư luận và báo chí đề cập rất nhiều trong thời gian qua và các cơ quan chức năng cũng đã mất rất nhiều thời gian và công sức để giải quyết điều này. Nhưng có lẽ, vấn đề nổi cộm của Tịnh Tâm bây giờ chính là sự ô nhiễm nguồn nước, dẫn đến ô nhiễm môi trường. Điều đó không chỉ làm người dân mà cả du khách nữa thêm ngại đến thăm thú...

Thực ra mà nói thì ở đây, những tác động trong việc quản lý dân cư đô thị cùng những vấn đề kéo theo của nó trong thời gian dài đã thể hiện rất rõ trong việc hồ Tịnh Tâm bị xâm lấn cả về diện tích lẫn không gian. Cải tạo hệ thống thoát nước, nạo vét lòng hồ, đẩy nhanh tiến độ xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung là điều đã được UBND tỉnh và TP Huế quan tâm và chỉ đạo tiến hành. Tuy nhiên, số liệu quan trắc mới nhất của Sở Tài nguyên và môi trường cho thấy, các thông số quan trắc như TSS, BOD5, Amoni (NH4+), Nitrat, Photphat, dầu mỡ động thực vật, chất tẩy rửa tại 10 vị trí trong hồ đều vượt quá giới hạn cho phép tại quy chuẩn quốc gia về nước mặt. Sự phát triển của đời sống đô thị với những nhu cầu thiết thân đã làm cho người dân ở xung quanh vùng hồ phải trả giá trước hết về môi trường sống của chính họ, sau đó là những tác động tiêu cực khác cho di sản, cho du lịch và những vấn đề khác lớn hơn.

Thế nên, vấn đề ở đây chưa phải là tổ chức hoạt động gì tại không gian hồ Tịnh Tâm mà phải là làm gì và làm thế nào để giải quyết cho được những tác động tiêu cực về mặt môi trường cùng những phát sinh và hệ lụy tiếp theo của nó.

Điều ấy cũng có nghĩa là, hiện tại, vấn đề của Tịnh Tâm không chỉ là câu chuyện của mặt hồ.

Bình Nguyên
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Thừa Thiên Huế - Hành trình và khát vọng”

Đó là chủ đề của Trại sáng tác văn học, nghệ thuật do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp với Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật tỉnh khai mạc sáng 15/4 tại làng cổ Phước Tích, xã Phong Hòa (Phong Điền).

“Thừa Thiên Huế - Hành trình và khát vọng”
Ba luôn ở bên con

Một sớm mùa thu, tôi rẽ sương cũng mẹ đi vào lối vắng. Ở nơi đây, cảnh vật thường xuyên thay đổi, dù một năm mẹ con tôi đến những bốn, năm lần. Sự thay đổi ấy ứng với từng mùa, khi những hàng cây thi nhau lột xác, lũ chim chóc thay lời ca tiếng hát, mây trời và làn nước cũng thường biến đổi sắc màu theo từng tháng năm. Ở nơi đó, bên một dòng sông nhỏ có một khoảnh đất là nơi yên nghỉ của ba tôi. Thời gian thấm thoắt thoi đưa, thoáng chốc ngày ba từ giã cõi đời cũng đã ngót nghét gần mười năm. Mười năm đó, từ nỗi đau tận cùng đến đau đáu khôn nguôi, trong mẹ con tôi đã chuyển thành tĩnh lặng thương yêu.

Ba luôn ở bên con
Từ chuyến phượt khám phá làng Vân...

Gần đây, phượt trở thành trào lưu và sở thích của rất đông bạn trẻ. Xu hướng phượt không đơn thuần chỉ là trải nghiệm các cung đường khó hay khám phá văn hóa, vùng đất nơi mình đến mà còn kết hợp Teambuilding (xây dựng đội nhóm), các kỹ năng sinh tồn, đôi khi lồng ghép thêm hoạt động thiện nguyện.

Từ chuyến phượt khám phá làng Vân
Lão ngư kể chuyện đi biển

Những kinh nghiệm đi biển "xương máu" được truyền đời trong các gia đình ngư dân. Khi chưa có máy móc hiện đại, kinh nghiệm sóng nước là cứu cánh sinh kế của họ.

Lão ngư kể chuyện đi biển
Return to top