ClockThứ Tư, 26/06/2019 06:00

Không chủ quan với dịch cúm gia cầm

TTH - Sau một thời gian dài tạm lắng, tâm lý người dân đã chủ quan trước nguy cơ dịch cúm gia cầm (DCGC) có thể tái bùng phát.

Cấp phát 680 ngàn liều vắc xin, cúm gia cầmĐức phát hiện ổ dịch cúm gia cầm H5N6

Lực lượng thú y tiêm vắc xin cho gia cầm ở Quảng Điền

Nguy cơ từ hộ nuôi nhỏ lẻ 

“Con giống trước khi đưa vào nuôi được kiểm soát, kiểm dịch rất kỹ, đến tuổi quy định được tiêm vắc xin phòng ngừa các loại dịch bệnh. Quá trình nuôi còn bổ sung thêm các loại vitamin vào thức ăn nhằm tăng chế độ dinh dưỡng, sức đề kháng”, chủ trang trại (TT) gia súc, gia cầm Trần Thiện Chương ở vùng cát Quảng Vinh thông tin.

Trong khi các chủ TT quan tâm thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng ngừa DCGC, các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ tỏ ra chủ quan, cảnh báo nguy cơ tái bùng phát dịch. Phần lớn các hộ nuôi vài chục con vịt, gà thả vườn đều không tiêm vắc xin, không tiêu độc khử trùng (TĐKT) xung quanh khu vực chăn nuôi. Các loại chim di trú thường đến tìm kiếm thức ăn chung với đàn gia cầm nuôi thả nên nguy cơ lây lan mầm bệnh rất cao.

Chị Trần Thị Phượng ở xã Quảng Lợi (Quảng Điền) nói: “Có dịch nữa mô mà lo. Chỉ nuôi vài chục con gà chủ yếu phục vụ nhu cầu chế biến thức ăn cho gia đình, nếu có bị dịch cũng thiệt hại không đáng kể. Từ vài năm nay tui không tiêm vắc xin cho gia cầm, cũng như không TĐKT khu vực chăn nuôi”.

“Mỗi lứa vịt tui nuôi chừng 10-20 con, vừa lấy thịt vừa lấy trứng, từ trước đến nay chưa bao giờ xảy ra DCGC. Cán bộ thú y cũng nhiều lần tuyên truyền, vận động tiêm vắc xin, TĐKT nhưng vì điều kiện công việc nên không mua vắc xin, không tiêm phòng dịch bệnh”, chị Trần Thị Hồng (xã Quảng Lợi) thừa nhận.

Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Lợi, ông Phan Đăng Bảo thông tin: Phần nhiều các hộ nuôi nhỏ lẻ 5-10 con đến vài chục con gia cầm đều thả vườn, không khai báo với chính quyền địa phương nên khó quản lý, tiêm vắc xin và triển khai các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh. Hầu hết các hộ nuôi đều trông chờ, ỷ lại việc hỗ trợ vắc xin, trong khi từ lâu đã có chủ trương xã hội hóa việc thực hiện các biện pháp phòng, chống các loại dịch bệnh gia súc, gia cầm.

Vào cuộc

Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Quảng Điền, ông Nguyễn Văn Quang cho biết: Trước nguy cơ DCGC và các loại dịch bệnh có thể tái bùng phát, đơn vị phối hợp với các địa phương tổ chức tuyên truyền, vận động các hộ chăn nuôi chấp hành các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh. Cán bộ thú y đang khẩn trương kiểm tra các thủ tục kiểm dịch, tiêm vắc xin tại các hộ chăn nuôi quy mô TT, gia trại; đồng thời nhắc nhở, yêu cầu các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ mua vắc xin, hóa chất triển khai TĐKT phòng ngừa dịch.

Lực lượng thú y từ huyện đến cơ sở tập trung rà soát số gia cầm chưa được tiêm để tiêm bổ sung; triển khai TĐKT tại các TT, gia trại chăn nuôi, các khu vực nguy cơ cao và các trục đường tập trung nhiều phương tiện vận chuyển gia súc, gia cầm qua lại… Cán bộ thú y thường xuyên kiểm tra tại các lò giết mổ, kiểm tra chặt chẽ các thủ tục kiểm dịch trước khi gia cầm được giết mổ. Sau khi hoàn thành giết mổ yêu cầu chủ lò vệ sinh môi trường, TĐKT các thiết bị, phương tiện và các khu vực xung quanh. Gia cầm trước khi đưa đi tiêu thụ được kiểm tra, đóng dấu kiểm dịch.

Theo TS. Nguyễn Văn Hưng, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi-Thú y tỉnh, cùng lúc ngành thú y triển khai các biện pháp chống dịch tả lợn châu Phi kết hợp phòng ngừa DCGC. Các biện pháp phòng ngừa được triển khai quyết liệt nhằm ngăn chặn triệt để mầm mống dịch bệnh tiềm ẩn trong môi trường, trên đàn vật nuôi.

Cụ thể, lực lượng thú y từ tỉnh đến cơ sở (hơn 500 người) sẽ phối hợp nắm bắt số gia cầm nuôi mới để tiêm bổ sung kịp thời; đồng loạt ra quân TĐKT tại các TT, gia trại, khu vực chăn nuôi, những nơi có nguy cơ cao; kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các phương tiện, thủ tục vận chuyển gia cầm đưa vào địa bàn tỉnh tiêu thụ. Các lò giết mổ tập trung được giám sát, kiểm tra chặt chẽ nhằm đảm bảo nguồn sản phẩm an toàn cung ứng cho thị trường, tránh nguy cơ dịch bệnh.

Lập 61 chốt kiểm dịch tại các địa phương

Ngành thú y tỉnh vừa hoàn thành tiêm khoảng hơn 1 triệu liều vắc xin vụ xuân cho đàn gia cầm trong diện tiêm, đạt tỷ lệ hơn 80%; tiếp tục rà soát để tiêm bổ sung số gia cầm còn lại. Chi cục Chăn nuôi-Thú y tỉnh cấp hơn 30 ngàn lít hóa chất (nguồn Trung ương hỗ trợ 20 ngàn lít) và hàng trăm tấn vôi để các địa phương triển khai thực hiện công tác vệ sinh, TĐKT. Cùng với 2 chốt Bắc-Nam trên QL1A, còn lập 61 chốt kiểm dịch tại các địa phương để kiểm soát, TĐKT phương tiện vận chuyển động vật và sản phẩm động vật…

Bài, ảnh: Hoàng Thế

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Không chủ quan với rét đậm, rét hại

Dự báo đợt rét đậm, rét hại có thể kéo dài “xuyên tết”, mấy ngày nay lực lượng cán bộ chăn nuôi-thú y đến tận cơ sở, hướng dẫn người dân chủ động bảo vệ an toàn cho đàn gia súc, gia cầm (GSGC) nhằm đảm bảo nguồn thực phẩm cho dịp Tết Cổ truyền.

Không chủ quan với rét đậm, rét hại
An toàn gia súc, gia cầm trong dịp tết

Mặc dù các loại dịch bệnh như lở mồm long móng, dịch tả lợn châu Phi… được khống chế, nhưng ngành chăn nuôi và thú y (CN&TY) không chủ quan và luôn chủ động kiểm soát, phòng ngừa dịch bệnh nhằm đảm bảo nguồn thực phẩm gia súc, gia cầm (GSGC) trong dịp tết.

An toàn gia súc, gia cầm trong dịp tết
Cúm gia cầm lần đầu tiên được tìm thấy ở động vật có vú gần Nam Cực

Các nhà khoa học thuộc Cơ quan và Sức khỏe Động vật và Thực vật Anh (APHA) hôm nay (11/1) xác nhận cúm gia cầm đã lần đầu tiên xâm nhập vào quần thể động vật có vú ở cận Nam Cực, gióng lên hồi chuông cảnh báo đối với các nhà bảo tồn về nguy cơ bùng phát căn bệnh rất dễ lây lan này.

Cúm gia cầm lần đầu tiên được tìm thấy ở động vật có vú gần Nam Cực
Phòng dịch bảo vệ đàn gia súc, gia cầm

Ngành nông nghiệp cùng với các địa phương, hộ chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng, chống không để xảy ra dịch bệnh trên đàn vật nuôi gia súc, gia cầm (GSGC) theo tinh thần không chủ quan, lơ là sau lũ.

Phòng dịch bảo vệ đàn gia súc, gia cầm
Chuyện của chị Mười

Xã Quảng Nhâm (A Lưới) hầu như ai cũng biết đến cái tên Nguyễn Thị Mười, một phụ nữ năng động, tận tâm với phong trào. Chị còn triển khai nhiều mô hình kinh tế, chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ con giống cho hộ khó khăn.

Chuyện của chị Mười

TIN MỚI

Return to top