ClockThứ Sáu, 13/04/2018 08:33

Không còn là tham nhũng vặt

TTH - Những ngày vừa qua, một loạt thông tin tiêu cực của cán bộ thuế ở Quảng Ninh, cán bộ hải quan ở Hải Phòng, khu kinh tế Cầu Treo (Hà Tĩnh) được báo chí đưa tin, gây bức xúc dư luận.

Tham nhũng nhỏ, tham nhũng vặt cũng phá hoại ghê gớmChống tham nhũng, lãng phí trong hoạt động thể thao

Đó không còn là "tham nhũng vặt" mà trở thành vấn đề nhức nhối làm ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, kinh doanh của nước ta.

Từ lâu dư luận âm ỉ về tiêu cực ở các cơ quan hành chính Nhà nước nói chung, nhất là ngành thường xuyên tiếp xúc với người dân, doanh nghiệp như hai ngành thuế, hải quan. Nhưng thực tế việc “bắt tận tay, day tận trán” không dễ và chưa nhiều. Những khoản chi ngần đó được xếp vào danh mục “chi phí không chính thức”- một trong 10 chỉ số thành phần trong bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI).

Chia sẻ với The LEADER (diễn đàn của các nhà quản trị) bên lề buổi công bố Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2017 (PCI 2017) diễn ra cuối tháng 3 vừa qua, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, mặc dù đã được cắt giảm đáng kể trong những năm qua, nhưng vẫn còn đến 59% các doanh nghiệp nói rằng họ vẫn còn phải chi trả các chi phí không chính thức và 28% số doanh nghiệp cảm thấy chưa hài lòng đối với chất lượng thi hành công vụ của các cơ quan chính quyền. Điều này cho thấy tình trạng “bôi trơn” không dễ loại bỏ.

 Đi tìm câu trả lời tại sao người dân, doanh nghiệp lại phải chấp nhận “bôi trơn” cho các cơ quan chức năng không khó. Đó là do các quy định pháp luật chưa đồng bộ, cụ thể; chưa được công khai  minh bạch đầy đủ, tạo ra những kẽ hở để người thực thi công vụ lợi dụng. Với những người được giao thực thi công vụ, một số cố tình nhũng nhiễu, làm khó doanh nghiệp để được chung chi; hoặc tỏ thái độ thờ ơ, thiếu trách nhiệm khiến người dân, doanh nghiệp “tự hiểu” phải làm gì để nhận được sự tận tâm của cán bộ-điều thuộc về quy định, trách nhiệm của người công chức. Về phía doanh nghiệp, người dân, dù không hài lòng với khoản chi “bôi trơn” nhưng vẫn chấp nhận chi do tâm lý muốn nhanh được việc; chưa kể một số trường hợp làm sai muốn được “thông cảm”, bỏ qua.

Để chấn chỉnh tình trạng trên, thời gian qua, ngành thuế, hải quan đã có nhiều nỗ lực thông qua áp dụng các biện pháp như ứng dụng công nghệ thông tin trong việc kê khai nộp thuế, áp dụng hải quan điện tử, lắp đặt camera giám sát ở những nơi “nhạy cảm” dễ phát sinh tiêu cực… Trong nhiều lợi ích mang lại, việc giảm tiếp xúc trực tiếp giữa người thực thi công vụ với đối tượng, tiền là giải pháp hiệu quả hạn chế tình trạng “bôi trơn”, nhũng nhiễu doanh nghiệp.

Trở lại câu chuyện tiêu cực của các đơn vị thuế, hải quan vừa qua,  Bộ Tài chính kịp thời có các văn bản gửi Tổng Cục trưởng Tổng cục Thuế và Tổng Cục trưởng Tổng cục Hải quan yêu cầu xử lý vấn đề báo chí đưa tin liên quan đến những sai phạm trong thực thi công vụ của cán bộ thuế, hải quan và những phản ánh liên quan đến những quy định gây khó khăn cho DN trong quá trình hoạt động. Động thái trên cho thấy quyết tâm kiện toàn, làm trong sạch đội ngũ, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh của ngành tài chính. Tuy nhiên, ngoài nỗ lực của ngành chủ quản cần có sự chung sức của người dân, doanh nghiệp trong việc “nói không” với “bôi trơn”; mạnh dạn tố cáo, đấu tranh với các hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực của các cán bộ, công chức thoái hóa, biến chất. Đó vừa là trách nhiệm, vì cái chung vừa là quyền lợi thiết thân của các doanh nghiệp, người dân, góp phần tạo môi trường đầu tư, kinh doanh lành mạnh, tạo đà cho kinh tế phát triển.

Hoàng Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kiểm tra, giám sát để phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực

Một trong những giải pháp quan trọng mà Ban Thường vụ Tỉnh ủy đặt ra là, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác kiểm tra, giám sát (KTGS) để ngăn ngừa, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTN, TC) ngay từ sớm, từ xa, tránh bị động...

Kiểm tra, giám sát để phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực
Tập trung thanh tra đối với những ngành, lĩnh vực nhạy cảm

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ chỉ đạo như vậy tại buổi nói chuyện với cán bộ, công chức ngành Thanh tra tỉnh về định hướng xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, diễn ra chiều 22/1.

Tập trung thanh tra đối với những ngành, lĩnh vực nhạy cảm
Return to top