ClockThứ Sáu, 15/11/2019 13:41

Không để khan hàng mùa lụt bão

TTH - Lương thực, nhu yếu phẩm dự trữ phục vụ lụt bão theo kế hoạch của tỉnh cùng lượng hàng hoá dồi dào của các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, các chợ... sẽ đảm bảo phục vụ nhu cầu thiết yếu cho người dân trong mùa mưa bão.

Lo an toàn cho du khách trong mùa bão lũGiảm thiểu tối đa thiệt hại cho người dân

Nước uống cũng được chủ động dự trữ khi xảy ra mưa bão

Lương thực "tại chỗ"

Là một trong những địa phương chịu ảnh hưởng trực tiếp của thiên tai, bão lũ, biến đổi khí hậu, Thừa Thiên Huế luôn tập trung chủ động trong công tác phòng, chống, cứu nạn cứu hộ. Thực hiện phương châm "4 tại chỗ", lương thực, vật tư luôn được các địa phương, người dân chuẩn bị dự trữ trước mùa mưa bão.

Ngoài tuyên truyền, vận động dự trữ lương thực, thực phẩm chống đói, chống khát, chống rét trong dân, các địa phương chủ động nắm tình hình dự trữ của doanh nghiệp, hộ kinh doanh đối với các hàng hóa, vật tư thiết yếu phục vụ phòng chống lụt bão trên địa bàn; trong đó lưu ý việc tăng cường dự trữ hàng hóa thiết yếu tại chỗ ở các huyện vùng cao, vùng xa và các địa bàn dễ bị chia cắt khi có bão lụt xảy ra.

Ông Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND xã Phú Xuân (Phú Vang) chia sẻ, hơn 10 năm trở lại đây, xác định là địa bàn thấp trũng, thường chịu ảnh hưởng nặng khi có mưa bão xảy ra, các nhà dân đều chuẩn bị sẵn lương thực, nhu yếu phẩm, đề phòng những ngày mưa, bão.

Hệ thống cửa hàng kinh doanh tạp hóa hoạt động sôi động ở các vùng nông thôn như Phong Chương, Phong Bình (Phong Điền), Quảng Thái, Sịa (Quảng Điền) và các xã vùng cao A Lưới, Nam Đông tạo điều kiện cho người dân chủ động về lương thực thực phẩm cần thiết.

Các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh thương mại trên địa bàn luôn triển khai dự trữ, cung ứng nguồn hàng phong phú, đáp ứng đủ nhu cầu thị trường, không để xảy ra khan hàng, sốt giá. Nếu tính cả lượng hàng hoá phục vụ bình ổn, tổng giá trị dự trữ khoảng gần 1.900 tỷ đồng.

Sẵn sàng cứu trợ khi thiên tai

Như mọi năm, sau khi nắm bắt dự báo tình hình thời tiết, mưa bão, UBND tỉnh ban hành kế hoạch về việc dự trữ hàng hóa phục vụ phòng chống lụt bão nhằm đảm bảo cung ứng các mặt hàng thiết yếu phục vụ công tác cứu trợ, khắc phục hậu quả thiên tai, bão lụt, góp phần đảm bảo an sinh xã hội và ổn định tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh. Theo đó, trong năm 2019, nguồn lương thực đưa vào dự trữ gồm khoảng 100 tấn gạo, 100 tấn mỳ ăn liền.

Ngay trước mùa mưa bão, Sở Công thương đã giao 3 đơn vị, gồm: Công ty TNHH MTV Lương thực Thừa Thiên Huế dự trữ 100 tấn gạo; Công ty TNHH Thương mại Thái Đông Anh và Công ty TNHH Dịch vụ và Thương mại tổng hợp Hoàng Đạt mỗi đơn vị dự trữ 50 tấn mì ăn liền.

Ông Đỗ Duy Đờn, Giám đốc Công ty TNHH MTV Lương Thực Thừa Thiên Huế thông tin, nắm bắt diễn biến tình hình thời tiết, năm nay, lượng lương thực đơn vị chủ động dự trữ, mua bán khoảng 100 tấn gạo, đảm bảo phục vụ cứu trợ khi cần thiết. Như mọi năm, công ty luôn đảm bảo hàng hóa tham gia dự trữ đủ số lượng, đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng và bán đúng theo giá cam kết với cơ quan chức năng.

Ngoài 3 doanh nghiệp đưa vào kế hoạch dự trữ, hiện ở các địa phương đều đã thống kê hệ thống phân phối, cửa hàng bán lẻ, siêu thị, chợ... với lượng hàng hoá tiêu dùng lương thực, thực phẩm có giá trị hàng nghìn tỷ đồng, đáp ứng nhu cầu mua sắm, sinh hoạt hằng ngày của người dân.

Công tác dự trữ hàng hóa bình ổn thị trường cũng tạo điều kiện ổn định nguồn hàng, trong đó có hàng nhu yếu phẩm, lương thực phục vụ người dân khi gặp thiên tai, bão lũ.

Ngoài kinh doanh tại chỗ, nhiều điểm bán hàng hoạt động ổn định trên địa bàn tỉnh có đủ năng lực tổ chức đưa hàng đến vùng sâu, vùng xa, vùng thiên tai, trong đó có Siêu thị Co.Opmart Huế, Siêu thị Big C Huế, Công ty TNHH Thương mại Thái Đông Anh, Công ty TNHH TMDV Thành Lợi...

Theo đại diện Sở Công thương, việc dự trữ hàng hóa yêu cầu bảo đảm về số lượng, chất lượng, chủng loại để điều động ứng cứu kịp thời khi xảy ra thiên tai chia cắt, không để xảy ra tình trạng khan hàng, sốt giá.

Tại thời điểm này, các địa phương cơ bản nắm đơn vị, số lượng các mặt hàng thiết yếu, gồm: lương thực, thực phẩm, nhiên liệu và các nhu yếu phẩm khác phục vụ đời sống sinh hoạt và khôi phục sản xuất sau bão lũ như: mỳ ăn liền, nước uống đóng chai, lương khô... để hỗ trợ người dân không bị đói khát khi bị lũ, lụt chia cắt. Gạo, muối, dầu ăn, xăng dầu phục vụ sản xuất, tấm lợp các loại và những nhu yếu phẩm khác đủ đảm bảo khắc phục hậu quả sau bão, lũ.

Bài, ảnh: Hoài Thương

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giáo dục nghề nghiệp gắn với giải quyết việc làm bền vững

Ngày 15/3, UBND tỉnh phối hợp với Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Cục Việc làm, Cục Quản lý lao động ngoài nước, Trung tâm Lao động ngoài nước, thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH), cùng các sở, ban, ngành, đơn vị, doanh nghiệp... liên quan trên địa bàn tổ chức hội nghị "Giáo dục nghề nghiệp (GDNN) và giải quyết việc làm bền vững".

Giáo dục nghề nghiệp gắn với giải quyết việc làm bền vững
Nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp được triển khai

Sáng 14/3, Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) tổ chức hội thảo phổ biến hướng dẫn các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp (DN) nhỏ và vừa theo quy định của Luật Hỗ trợ DN nhỏ và vừa, Nghị định 80/2021/NĐ-CP và các Thông tư hướng dẫn thi hành.

Nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp được triển khai
Những sáng kiến làm lợi cho doanh nghiệp

Đam mê công việc, gắn bó trực tiếp với sản xuất, nhiều người lao động đã cho ra đời những sáng kiến mang lại giá trị thực cho đơn vị, doanh nghiệp (DN).

Những sáng kiến làm lợi cho doanh nghiệp
Cần mục tiêu cụ thể để giảm lượng khí thải từ hoạt động bay của doanh nghiệp

Tạp chí Bloomberg ngày 12/3 trích dẫn một báo cáo mới từ tổ chức phi lợi nhuận Giao thông & Môi trường (T&E) cho hay, hầu hết các doanh nghiệp lớn nhất trên thế giới đều không đặt ra các mục tiêu đầy tham vọng, nhằm làm giảm lượng khí thải từ hoạt động bay của các nhân viên trong doanh nghiệp.

Cần mục tiêu cụ thể để giảm lượng khí thải từ hoạt động bay của doanh nghiệp
Giá vé máy bay tăng, doanh nghiệp lo khó làm tour nội địa

Nhiều doanh nghiệp lữ hành đang lo ngại về thị trường tour nội địa, khi trần giá vé máy bay nội địa điều chỉnh tăng từ ngày 1/3/2024. Nỗi lo lớn nhất là lượng khách nội địa sẽ sụt giảm khi sắp vào mùa du lịch và doanh nghiệp cũng dè dặt hơn trong việc “ôm” vé giá rẻ như mọi năm.

Giá vé máy bay tăng, doanh nghiệp lo khó làm tour nội địa
Return to top