ClockThứ Hai, 17/09/2018 09:22

Không nên giải quyết vấn đề quá đơn giản

TTH - Ngay lập tức, trên nhiều tờ báo mạng loan truyền thông tin: Hạt Kiểm lâm TP. Huế tiếp nhận một cá thể khỉ đuôi lợn từ Hội Cứu hộ Pet Huế. Thông tin cũng cho biết, Hội đã bỏ tiền mua lại cá thể khỉ này.

 

Tại sao lại phải mua?

Khi biết thông tin này, tôi đã liên lạc với một người ở Chi cục Kiểm lâm Thừa Thiên Huế để tìm hiểu về Hội Cứu trợ Pet Huế thì được anh cho biết: đây là một hội tự nguyện. Nó giống như một nhóm người có cùng chung sở thích thành lập một hội vậy.

Lục tìm trên mạng tôi đọc được một bài viết trên trang INFO NET viết về một người thành lập hội này, đó là anh Trần Văn Sơn, người Hà Tĩnh (hiện làm việc tại TP. Huế). Những thông tin từ bài viết cho biết, anh Sơn đã thành lập một cơ sở cứu hộ cho hàng trăm loài động vật, nhiều nhất là chó, mèo bị bỏ rơi… từ niềm yêu thương động vật.

Mỗi người có mỗi sở thích và họ có quyền lựa chọn. Việc làm của anh Sơn là điều rất đáng quí trong tình trạng ở Việt Nam chúng ta sự xâm phạm đối với động vật trở nên phổ biến. Nhiều loại động vật hoang dã được săn lùng và lén lút buôn bán đã làm cho nhiều loài có nguy cơ tuyệt chủng. Nhiều loài “thú cưng”, tức là những loài thú được nuôi nhốt gần gũi với con người, đối với phần lớn các nước trên thế giới không dùng để làm thực phẩm và họ ban hành luật để bảo vệ, thì ở Việt Nam cũng được giết thịt và bày bán công khai. Mới đây, UBND TP. Hà Nội đã ra văn bản, trong đó có nội dung khuyến khích người dân không nên ăn thịt chó là một cố gắng lớn trong việc bảo vệ “thú cưng”.

Trở lại vấn đề cá thể khỉ đuôi lợn nêu ở đầu bài.

Việc Hội Cứu hộ Pet Huế mua lại cá thể khỉ nêu ở đầu bài cũng là chuyện bình thường. Hội này không có tư cách pháp nhân về mặt quản lý nhà nước nên hội không thể tịch thu. Cũng có thể có một lý do nào đó mà họ không báo với cơ quan chức năng giải quyết. Tuy nhiên, nếu như khi biết được thông tin như vậy họ trực tiếp báo cho cơ quan chức năng xử lý thì sẽ hay hơn nhiều.

Tuy nhiên ở đây có vấn đề về mặt pháp lý. Hạt Kiểm lâm TP. Huế khi tiếp nhận cá thể khỉ, ngoài việc làm trước mắt là tiếp nhận, cứu hộ thì phải nghĩ đến ngay tính pháp lý của vấn đề. Khi là một loài động vật hoang dã. Khỉ đuôi lợn là một loài động vật quí hiếm. Về luật là cấm săn bắt. Ai săn bắt là vi phạp pháp luật. Chúng ta không thể giải quyết vấn đề một cách đơn giản là tiếp nhận, cứu hộ rồi trả động vật về môi trường sống hoang dã. Làm như thế, có thể nói là cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành đã “không làm tròn nhiệm vụ” .

Theo tôi, đồng thời với việc động viên, khuyến khích, thậm chí là cảm ơn Hội Cứu hộ Pet Huế thì cũng phải truy ra nguồn gốc ai là người đã bẫy bắt cá thể khỉ nói trên và phải có biện pháp xử lý đến nơi đến chốn. Chúng ta không làm kiên quyết thì động vật hoang dã vẫn còn là một món hàng cho một số người.

Nguyên Lê

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giải quyết trợ cấp thất nghiệp gắn với tư vấn hỗ trợ việc làm

Để hỗ trợ người lao động thất nghiệp (LĐTN) trên địa bàn ổn định cuộc sống và tìm kiếm việc làm mới, ngoài việc giải quyết các thủ tục chi trả trợ cấp thất nghiệp (TCTN), Trung tâm Dịch vụ việc làm (DVVL) thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm kết nối tạo việc làm đến với LĐTN.

Giải quyết trợ cấp thất nghiệp gắn với tư vấn hỗ trợ việc làm
Từng bước giải quyết vướng mắc trong đấu thầu thuốc, vật tư y tế

Với Luật Ðấu thầu có hiệu lực từ ngày 1/1/2024 và Nghị định số 24/2024/NÐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ðấu thầu về lựa chọn nhà thầu có hiệu lực từ ngày 27/2/2024 đã cơ bản tháo gỡ những vướng mắc trong thực hiện đấu thầu thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế tại các cơ sở y tế công lập.

Từng bước giải quyết vướng mắc trong đấu thầu thuốc, vật tư y tế
Xây dựng lộ trình giải quyết kiến nghị cử tri

Việc giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri kịp thời sẽ góp phần quan trọng củng cố niềm tin của Nhân dân đối với chính quyền các cấp. Công tác giám sát vấn đề này đã được Thường trực HĐND tỉnh quan tâm.

Xây dựng lộ trình giải quyết kiến nghị cử tri
Return to top