ClockThứ Bảy, 25/05/2019 10:44

Không “nuông chiều” cái tình

TTH - Hàng ngày, đi qua cầu Bến Ngự cỡ chừng 1 - 2 h chiều; tôi nhìn thấy hai bên lan can cầu để lại nhiều rác - cành hoa, lá chuối, vỏ trái cây… Hai bên lan can cầu này có rất nhiều người ngồi buôn bán vào buổi sáng. Tôi biết chắc họ khi kết thúc công việc “kinh doanh” đã để lại những thứ rác này.

Chợ Cống sẽ được di dờiMất an toàn giao thông qua trung tâm xã Bình ĐiềnXóa dần thói quen lấn chiếm lòng đường, vỉa hèBiển cấm “họp chợ”... có cũng như không (!?)

Ở đây chưa nói chuyện vi phạm luật mà chỉ nói đến chuyện ý thức. Buôn bán ở đây là vi phạm luật giao thông. Lực lượng trật tự của phường đã không ít lần kiểm tra. Có lẽ xử lý “không  mạnh tay” là do những người buôn bán ở đây phần lớn là người nghèo. Nhìn vào hàng hóa họ bán thì biết: một ít hoa, một ít thứ trái cây, một ít ốc… Không xử sự bằng cái tình thì có lúc trở nên phản cảm. Nhưng không xử bằng lý thì xã hội trở nên mất trật tự, lộn xộn. Nhìn ở khía cạnh “xử sự giữa con người với con người”, có khi đấy là cái tình. Chẳng ai muốn làm quá “rát” với những người nghèo như vậy!? Nhưng người buôn bán cũng phải biết rằng, mình đã vi phạm rồi, nhưng mình lại còn không có ý thức giữ vệ sinh chung. Không biết họ nhận thức như thế nào nhưng có thể thấy tính cá nhân ích kỷ rất rõ: chỉ biết quyền lợi của mình, không quan tâm mấy đến quyền lợi của cộng đồng.

Chuyện này thì không riêng gì ví dụ vừa nêu. Gần đây, nhiều nơi chuyên bán dừa tươi. Họ bán xong, vỏ dừa không xử lý riêng mà chở đến đổ vào các thùng rác công cộng. Những chỗ bán đắt hàng, những thùng rác này rất nhanh đầy. Tất nhiên, phí thu gom, vận chuyển, xử lý những thứ rác này tăng lên. Người bán không thấy được những điều như vậy - họ đang làm ảnh hưởng đến quyền lợi cộng đồng. Điều này, nhà quản lý (chính quyền cơ sở phải nghĩ ra giải pháp để cho họ biết) – anh thu được lợi, anh không thể đổ cái phần bất lợi cho cộng đồng. Và như vậy, buộc anh phải làm gì?

Hai chuyện vừa kể liên quan đến chuyện rác đô thị. Tôi có cảm nhận từ khi thực hiện chương trình Xanh – Sạch – Sáng đô thị, ý thức của người dân nói chung đã có nhiều chuyển biến. Chính quyền cũng không “nói miệng” nữa mà đã tỏ ra kiên quyết trong xử lý. Đốt và thả vàng mã xuống sông Hương, phạt 4 triệu đồng. Họ lo nộp rồi. Dán quảng cáo rao vặt không đúng nơi quy định, lần theo số điện thoại, phạt mỗi người 1,5 triệu đồng. Một số người nghiêm chỉnh chấp hành. Các nhà mạng điện thoại di động thống nhất sẽ phối hợp ai làm sai, bị xử phạt là cắt điện thoại thuê bao (tôi không thể cung cấp dịch vụ để anh làm sai)…

Xử sự theo “cái tình” khi sự việc chưa nghiêm trọng thì không chỉ có Việt Nam ta mà phần lớn các nước Á Đông là vậy. Có những điều thuộc về văn hóa và tâm linh nữa. Ví dụ như chuyện rải vàng mã. Vận động mãi cũng chẳng đưa lại kết quả bao nhiêu. Biết là tập tục này đã ăn sâu trong tiềm thức của người dân. Nhưng cũng hiểu rằng mọi thứ đều có thể thay đổi. Tại sao anh muốn ăn ngon, mặc đẹp hơn… thì thay đổi nhanh vậy? Còn chuyện làm cho thành phố bẩn hơn, luộm thuộm thêm thì anh lại viện lý do tâm linh. Cha ông ta có câu: “sống sao thác vậy”. Chúng ta muốn thành phố sạch thì cha ông ta cũng như vậy!

Vận động không chuyển biến thì phải xử lý theo quy định. Ra hình thức xử phạt. Ví dụ như chuyện này không nên “phạt nóng” mà là “phạt nguội”. Để xong việc rồi, sự thương nhớ người quá cố đã nguôi ngoai, chính quyền phát thông báo phạt: quy định như thế nào, anh làm như thế nào, phạm lỗi gì, mức phạt bao nhiêu… Nhưng điều quan trọng trong việc này là cùng với đó phải tuyên truyền giải thích để người dân chuyển biến ý thức, tư tưởng. Mặt trận phường và các đoàn thể là nơi gần gũi với dân nhất. Chắc là giải thích họ dễ nghe nhất.

Trong một lần tiếp xúc với ông Phan Thiên Định, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, khi đề cập đến chuyện này, ông bảo, đại ý: chuyện rác không phải là chuyện nhỏ. Mà chuyện nhỏ anh đã làm không được thì làm chuyện gì được (ý nói đến trách nhiệm của chính quyền và người dân). Cho nên chính quyền phải kiên quyết làm, làm thường xuyên, làm đến cùng. Đến khi nào ý thức người dân thay đổi thì thôi.

Thời gian gần đây, công tác truyền thông về xây dựng thành phố Xanh – Sạch – Sáng, được sự hỗ trợ của công nghệ thông tin đã làm quá tốt. Tất cả chủ trương, cách thức tổ chức thực hiện đã được phần lớn người dân tiếp nhận. Cùng với việc triển khai thực hiện, rút kinh nghiệm, hoàn thiện quy định, kiên quyết xử lý… chắc chắn chương trình Xanh – Sạch – Sáng của tỉnh sẽ thành công.

THANH LÊ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hai vợ chồng trẻ “làm ăn lớn” lĩnh án 40 năm tù

Chiều 12/3, Tòa án Nhân dân tỉnh mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án “Mua bán trái phép chất mua túy” đối với hai bị cáo Trần Viết Thanh và Nguyễn Thị Anh Thi (cùng SN 2000, là vợ chồng, cùng trú tại phường Thuận Hòa, TP. Huế).

Hai vợ chồng trẻ “làm ăn lớn” lĩnh án 40 năm tù
Săn rau chẵn lẻ

Vào những buổi chiều mùa mưa, chị Thúy Hà (Phú Lộc) thường bận rộn tìm đến các rừng tràm trên vùng trảng cát để “săn” rau chẵn lẻ.

Săn rau chẵn lẻ
Bán ma túy lấy tiền công, hai đối tượng lĩnh 31 năm tù

Chiều 6/12, Tòa án Nhân dân tỉnh mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án “Mua bán trái phép chất ma túy” và “Tàng trữ trái phép chất ma túy” đối với hai bị cáo Lưu Thanh Toàn (SN 2003), Đoàn Quốc Huy (SN 1999, cùng trú tại huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị).

Bán ma túy lấy tiền công, hai đối tượng lĩnh 31 năm tù
Hai đối tượng lãnh 40 năm tù do mua bán trái phép ma túy

Chiều 7/9, Tòa án Nhân dân tỉnh đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án “Mua bán trái phép chất ma túy” đối với Nguyễn Chinh Tuấn Kiệt (SN 1998, trú phường Thủy Vân, TP. Huế) và Nguyễn Tất Quyền (SN 1998, trú phường Tây Lộc, TP. Huế).

Hai đối tượng lãnh 40 năm tù do mua bán trái phép ma túy
Return to top