ClockThứ Tư, 30/07/2014 05:15

Không tuyển được học sinh, trường tư đứng trước nguy cơ giải tán

TTH - Sau khi trường trung học phổ thông (THPT) Đặng Trần Côn là đơn vị công lập cuối hoàn tất công tác tuyển sinh, loại trả hơn 400 hồ sơ không đủ tiêu chuẩn thì các trường tư thục mới bắt đầu tuyển sinh.

Học sinh Trường Chi Lăng

Đìu hiu

Chiều 22/7, tại Huế Star, Phó Hiệu trưởng trực tiếp tư vấn tuyển sinh cho phụ huynh, nhưng chỉ lác đác vài người. Không khí còn buồn hơn tại Trường Trần Hưng Đạo. Sáng 23-7, tại bàn tuyển sinh của Trường THPT Chi Lăng cũng có mấy người đến làm thủ tục. Cô Văn Thị Yến Phương, Hiệu trưởng nhà trường cho biết, sau hai ngày Trường Đặng Trần Côn trả hồ sơ, Trường Chi Lăng thu được chưa đến 10 hồ sơ…
Cách đây 20 năm, các trường bán công, tư thục lần lượt ra đời theo tôn chỉ xã hội hóa giáo dục (XHHGD). Sau gần 20 năm hoạt động, hệ thống này đã “hoàn thành sứ mạng”. Trường bán công đều chuyển đổi thành trường công lập. Song hành với bán công, nhưng hệ thống dân lập, tư thục không dễ “đổi đời” vì vốn đầu tư của tư nhân, hoạt động theo hình thức kinh doanh, trường càng hiện đại, học phí càng cao. Hiện, 3 trường THPT tư thục Huế Star, Chi Lăng và Trần Hưng Đạo đều là những trường có cơ sở hạ tầng tốt, chất lượng giáo viên được đánh giá cao. Cơ sở vật chất, trang thiết bị tốt, thầy cô giáo cũng tốt, nhưng không có học sinh (!).
Nhìn đâu cũng... khó
Theo tính toán của ngành giáo dục và đào tạo, Huế có 4.378 học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở; chỉ tiêu cho công lập
Hạ thu để hút học sinh
Trung tuần tháng 7 vừa qua, Sở GD&ĐT triệu tập các trường tư thục trên địa bàn để quán triệt việc thống nhất tên gọi (dân lập sang tư thục) và yêu cầu các trường điều tiết học phí. Cụ thể là, chưa được phép tăng học phí trong năm học 2014-2015. Tuy nhiên, hiện nay, để thu hút học sinh, các trường trên đều có chủ trương hạ thu. Huế Star hạ từ 2.30.000 đồng/ tháng/ học sinh xuống còn 1.500.000 đồng… đến 1.200.000 đồng/ tháng. Chi Lăng, giữ mức thu cũ nhưng khuyến khích học sinh lớp 9 nếu tiếp tục học lên THPT sẽ giữ nguyên học phí (THCS 840.000 đồng; THPT thay vì 1.200.000 đồng/ tháng trên/HS); Trần Hưng Đạo học phí vẫn mức 500.000 đồng/ học sinh/ tháng … Tất cả các biện pháp chỉ nhằm một mục tiêu, thu hút được ít nhất 50 học sinh cho…1 khóa.
khoảng trên 3.300, còn lại “dành” cho hệ tư thục (mỗi trường 160 chỉ tiêu) và các trung tâm giáo dục thường xuyên. Tuy nhiên, bài toán cơ học này không khả thi cho tư thục. Mặc dù dự án thành lập của các trường tư thục đều lớn lao với quy mô phát triển tầm quốc tế nhưng đến nay, tuyển sinh của các trường vẫn chủ yếu từ nguồn “đầu thừa, đuôi thẹo” của công lập. Phụ huynh Huế trọng công lập, nhà có điều kiện không đầu tư cho con vào tư thục, số học sinh học yếu đa phần con nhà nghèo. Khi “thị phần được chia”, của giáo dục tư thục là tốp cuối chất lượng, các em học sinh này đa phần có hoàn cảnh gia đình khó khăn, phải vượt qua hoàn cảnh mới được đến trường. Khi không vào được trường công, các em vào các trung tâm GDTX dù rằng đây là môi tường cho các đối tượng vừa học vừa làm chứ không thể đến trường tư thục vì học phí cao. Năm 2013-2014 là một năm “thất bát” khi trường Trần Hưng Đạo tuyển được 1 lớp, ít nhất từ khi thành lập; Chi Lăng tuyển được 20 em. Năm nay, xem chừng vẫn khó…
Thầy Vệ Văn Lẫm, Hiệu Trường THPT Huế Star cho biết, những năm trước, Huế Star còn tuyển được học sinh đến từ các tỉnh thành trong nước, như Quảng Bình, Quảng Trị, Hà Tĩnh, Hà Nội, Kom Tum, Gia Lai, Tây Ninh, thậm chí có em được gửi về từ Lào…nhưng nay, do tình hình kinh tế khó khăn, các em này “rút lui” gần hết. Với “đầu vào” như vậy, công tác giáo dục của hệ thống tư thục rất vất vả. Bù lại, như cô Phương tâm sự, các em vào đây chúng tôi đều coi như tờ giấy trắng, bỏ hết những sai trái lỗi lầm của các em ngoài cổng trường để đón các em bước vào một môi trường sư phạm mới.
Nguy cơ đóng cửa
Thầy Trương Đình Tải cho biết, phương án giải tán trường đã được đặt ra… Cũng vậy, dù vừa thay đổi Hội đồng quản trị, Trường THPT Huế Star hiện thuộc sự quản lý của Tập đoàn Vicoland. “Ông chủ mới” đang khá sốt sắng với việc vực lại ngôi trường đã được đầu tư theo định hướng xây dựng thành trường quốc tế. Thế nhưng, trước sự khó khăn trong tuyển sinh, các nhà kinh doanh cũng như người làm chuyên môn cũng nản lòng. Ở Trường THPT Chi Lăng, cô Yến Phương mơ ước giá như năm nay tuyển được khoảng 2 lớp… Cô cho biết thêm, THPT còn đỡ, tiểu học và THCS của trường đang lỗ nặng, đà này khả năng sẽ giải tán khối tiểu học và THCS cũng được đề ra.
Nguyên nhân ai cũng rõ khiến hệ thống trường tư đứng trước nguy cơ tan rã là do đầu tư lớn nhưng nguồn thu vào lại quá thấp. Trường Trần Hưng Đạo sau 10 năm hoạt động, đến nay có đến 6-7 hạng mục được dự định xây dựng trong 5 năm đầu không tiến hành như dự kiến. Trường THPT Chi Lăng vừa, khởi động đầu tư vào khu đất quy hoạch xây trường tại An Vân Dương, nhưng chủ yếu là “khởi động” để không bị thu hồi dự án bị treo. Ở Huế Star, những dự án dạy theo chuẩn quốc tế trở nên khó thực hiện vì không đủ kinh phí trả lương cho giáo viên (người nước ngoài)…Về nhân sự, do hoạt động của trường tư bấp bênh nên không níu giữ được giáo viên giỏi. Cái khó nữa là tính bất ổn trong chỉ đạo. Là đơn vị kinh doanh, dù là kinh doanh đặc biệt thì Hội đồng quản trị của trường có thể thay đổi. Một số công đoạn phát triển vì thế không có tính kế thừa.
HG
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tổ chức ngày sách và văn hoá đọc Việt Nam

Chiều 17/4, Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Thuận An phối hợp Trường tiểu học Phú Tân (phường Thuận An, TP. Huế) tổ chức chương trình Ngày sách và văn hoá đọc Việt Nam.

Tổ chức ngày sách và văn hoá đọc Việt Nam
Tổ chức thi thử tốt nghiệp THPT cho học sinh lớp 12

Trong hai ngày 16 và 17/4, tất cả học sinh lớp 12 trên toàn tỉnh tham gia làm bài thi khảo sát theo đề chung, được tổ chức như kỳ thi tốt nghiệp THPT. Đây được xem là bước khảo sát kiến thức trước khi bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Tổ chức thi thử tốt nghiệp THPT cho học sinh lớp 12
Return to top