Khu vực có nguy cơ nhiễm Ebola từ động vật lớn hơn mọi dự đoán
TTH.VN - Hơn 22 triệu người đang sống ở những vùng của châu Phi hội đủ các điều kiện để vi rút Ebola lây từ động vật sang người, một diện tích lớn hơn mọi dự đoán trước đây.
Tuy nguy cơ lây bệnh thực sự từ động vật sang người là khá thấp - với chỉ 30 trường hợp được xác nhận từ trước đến nay - song diện tích trải rộng về mặt địa lý làm tăng khả năng xuất hiện những ổ dịch trên người trong tương lai, vốn luôn bắt đầu với việc vi rút vượt qua hàng rào ngăn cách giữa các loài.
Khu vực có nguy cơ bao trùm những nước từ miền bắc của lục địa này (như Nigeria) xuống đến miền nam (như Mozambique), nhóm các chuyên gia cho biết trên tạp chí eLife.
Những nước chưa từng gặp trường hợp nào lây bệnh từ động vật sang người, nhưng có nguy cơ là Angola, Burundi, Cameroon, Cộng hòa Trung Phi, Ethiopia, Ghana, Liberia, Madagascar, Malawi, Mozambique, Nigeria, Rwanda, Sierra Leone, Tanzania và Togo.
Những trường hợp lây bệnh từ động vật trên người trước đó đã được báo cáo ở Cộng hòa Congo, Cộng hòa Dân chủ Congo, Gabon, Guinea, Bờ biển Ngà, Nam Sudan và Uganda. Danh sách được mở rộng cho thấy khu vực có nguy cơ “rộng hơn mọi dự đoán trước đây”.
"Chúng ta đã thấy rằng quần thể dân cư sống trong khu vực có nguy cơ đang lớn hơn, di chuyển nhiều hơn và có liên kết quốc tế tốt hơn so với khi bệnh được phát hiện lần đầu tiên ở Zaire năm 1976”, các tác giả viết. “Hệ quả là khi thảm họa xảy ra, khả năng nó sẽ lan rộng trong quần thể dân cư sẽ lớn hơn, nhất là ở những khu vực có hạ tầng y tế yếu kém”.
Điều này lại càng đe dọa những nền kinh tế và hệ thống chăm sóc sức khỏe vốn đã mỏng manh.
Tổng số 22,2 triệu người đang sống tại những khu vực bị ảnh hưởng ở 22 quốc gia – khoảng 21,7 triệu (97%) trong số này là ở những vùng nông thôn.
Vụ dịch Ebola hiện nay là lớn nhất trong lịch sử 40 năm của căn bệnh này, đã giết chết hơn 2.000 người trong số gần 4.000 người nhiễm bệnh Tây Phi tính từ tháng 12 năm ngoài đến 31/8 năm nay, theo số liệu của WHO
Dịch đang phố biến hơn “rõ rệt”
Vụ dịch hiện nay xuất hiện đầu tiên ở Guinea, từ đó lan sang Liberia, Sierra Leone và Nigeria. Các nhà nghiên cứu cũng cho biết tần số các vụ dịch Ebola đã tăng “rõ rệt” kể từ năm 2000.
Điều này có thể giải thích bởi việc con người ngày càng khai phá sâu hơn tới những vùng rừng nhiệt đới hẻo lánh, nơi sinh sống của những động vật bị bệnh, và vi rút dễ dàng lan tràn hơn nhờ sự bùng nổ của dân số đô thị và du lịch toàn cầu.
Các nhà khoa học kêu gọi giám sát chặt chẽ hơn, bao gồm xét nghiệm dơi ở những nước có nguy cơ cao để xem liệu chúng có phải là ổ chứa vi rút hay không. "Sự kết nối gia tăng của khu vực châu Phi có nghĩa bệnh Ebola hiện là vấn đề khiến quốc tế lo ngại”, nhóm nghiên cứu cảnh báo, đồng thời nhấn mạnh dịch vẫn khó có khả năng xảy ra ở các nước phương Tây với hệ thống y tế vững chắc.
"Có thể hạn chế lây nhiễm thứ phát nhờ phát hiện hiệu quả các ca bệnh và những biện pháp cách ly. Nhưng ở những nơi không làm được điều này, do thiếu cơ sở vật chất, kém hiểu biết về bệnh hoặc do không tin tưởng vào các phương pháp y học, thì những ca bệnh thứ phát có thể tiếp tục xảy ra”, như trong vụ dịch hiện nay ở Tây Phi.
Nghiên cứu đã thu thập số liệu về nhiễm vi rút Ebola trên các loài linh trưởng và dơi ăn hoa quả, sự lan tràn vi rút trên người và các yếu tố môi trường. Nhóm nghiên cứu không xem xét nguy cơ bệnh lan rộng ở người.
30 trường hợp lây bệnh từ động vật sang người được biết kể từ năm 1976 đến nay đã gây ra 23 vụ dịch ở châu Phi. Trước vụ dịch lần này, vi rút Ebola đã gây ra 2.322 ca bệnh, chủ yếu do chủng Zaire.
Trong một số rất ít trường hợp người dân có thể bị nhiễm vi rút khi chế biến hoặc ăn thịt động vật bị bệnh như dơi, tinh tinh hoặc khỉ đột, và sau đó lây bệnh sang người khác. Vi rút Ebola, với tỷ lệ tử vong lên tới 90%, không dễ lây – nó cần sự tiếp xúc trực tiếp với dịch cơ thể của người bệnh hoặc tử thi. |
Cẩm Tú (Theo Dân Trí)
- Đến sáng 4/3, Việt Nam còn 51.572 người đang cách ly phòng dịch COVID-19 (04/03)
- Không để vì chống dịch mà ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh (03/03)
- Sáng 3/3, Việt Nam thêm 3 ca mắc mới COVID-19, đều là ca nhập cảnh (03/03)
- Dán 100 tờ thông báo tuyên truyền về phòng, chống dịch COVID-19 (02/03)
- Thủ tướng: Tổ chức tiêm vắcxin ngừa COVID-19 kịp thời hơn nữa (02/03)
- Sáng 2/3, Hải Dương thêm 11 ca mắc mới COVID-19 (02/03)
- Sẵn sàng các kịch bản cho giai đoạn tiếp theo (01/03)
- Hải Dương giải thể Bệnh viện dã chiến số 1 (28/02)
-
Xét nghiệm sàng lọc COVID-19 cho sinh viên Đại học Huế trở lại học tập
- Nghị quyết của Chính phủ về mua và sử dụng vaccine phòng COVID-19
- Nỗ lực khống chế, không để dịch COVID-19 xuất hiện trên địa bàn
- Đại học Huế sẵn sàng công tác xét nghiệm sàng lọc COVID-19 cho sinh viên
- Sáng nay 26/2, Việt Nam thử nghiệm lâm sàng vắc xin COVID-19 giai đoạn 2
- Sáng 21/2, không ca mắc COVID-19, gần 83% bệnh nhân không có biểu hiện lâm sàng
- Lấy mẫu xét nghiệm PCR COVID-19 cho gần 200 học viên bác sĩ nội trú
- Phòng chống đại dịch COVID-19: Liên tiếp những tin vui
- Việt Nam sẽ có 60 triệu liều vaccine phòng COVID-19 năm 2021
- Đề xuất ưu tiên tiêm vaccine COVID-19 đợt 1 cho nhân viên hàng không
-
Góp sức để xây dựng Thừa Thiên Huế thành trung tâm y tế chuyên sâu của cả nước
- Những bóng hồng “lì đòn”
- Trên tuyến đầu chống dịch
- Xét nghiệm sàng lọc COVID-19 cho sinh viên Đại học Huế trở lại học tập
- Hải Dương giải thể Bệnh viện dã chiến số 1
- Đại học Huế sẵn sàng công tác xét nghiệm sàng lọc COVID-19 cho sinh viên
- Sẵn sàng các kịch bản cho giai đoạn tiếp theo
- Sáng 28/2 không có ca mắc mới COVID-19, 182 bệnh nhân âm tính với SARS-CoV-2
- Nỗ lực khống chế, không để dịch COVID-19 xuất hiện trên địa bàn
- Sáng nay 26/2, Việt Nam thử nghiệm lâm sàng vắc xin COVID-19 giai đoạn 2
-
Hải Dương giải thể Bệnh viện dã chiến số 1
- Sáng 28/2 không có ca mắc mới COVID-19, 182 bệnh nhân âm tính với SARS-CoV-2
- Xét nghiệm sàng lọc COVID-19 cho sinh viên Đại học Huế trở lại học tập
- Nghị quyết của Chính phủ về mua và sử dụng vaccine phòng COVID-19
- Đại học Huế sẵn sàng công tác xét nghiệm sàng lọc COVID-19 cho sinh viên