Khủng hoảng chính trị tại Nepal có nguy cơ leo thang căng thẳng
TTH.VN - Báo The Hindu của Ấn Độ ngày 3/11 cho biết cuộc khủng hoảng chính trị tại Nepal có nguy cơ leo thang căng thẳng sau khi Mặt trận dân chủ Madhesi thống nhất (UMDF) hủy các cuộc đối thoại với chính phủ của tân Thủ tướng KP Sharma Oli.
Cảnh sát Nepal làm nhiệm vụ trong cuộc biểu tình ở Kathmandu ngày 26/8. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Nguồn tin trên cho biết UMDF đã chấm dứt các cuộc đàm phán với chính phủ sau khi cảnh sát Nepal hôm 2/11 đã phong tỏa khu vực Birganj để ngăn chặn các cuộc biểu tình của người Madhesi và đụng độ đã xảy ra khiến một người Ấn Độ bị thiệt mạng và hàng chục người khác bị thương.
Báo trên dẫn lời Phó Chủ tịch diễn đàn Sanghiya Samajvadi, ông Lal Babu Raut nói: “Cuộc đàm phán giữa chính phủ và các nhà lãnh đạo Madhesi đã thất bại sau những hành động bất hợp pháp của cảnh sát. Những gì xảy ra tại Birganj đã gây sốc, khi chúng tôi đang tiến hành cuộc đàm phán kéo dài 6 giờ đồng hồ tại Kathmandu."
Phản ứng trước vụ việc trên, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi chiều 2/11 đã điện đàm với Thủ tướng Nepal KP Sharma Oli để bày tỏ "sốc" về cái chết của một người Ấn Độ và thúc giục chính phủ Nepal sớm ổn định tình hình, đảm bảo quyền lợi cho cộng đồng người Madhesi - có nguồn gốc từ Ấn Độ.
Các cuộc biểu tình chống hiến pháp mới của cộng đồng người Madhesi kéo dài từ hồi tháng Chín đến nay đã khiến ít nhất 45 người thiệt mạng và làm cho quan hệ Ấn Độ - Nepal trở lên căng thẳng.
Theo Vietnam+
- Ngành bảo hiểm châu Á vẫn lạc quan về triển vọng kinh tế (04/03)
- Mỹ thực hiện 75 chuyến bay trinh sát trên Biển Đông trong tháng 2 (04/03)
- Nhật Bản hối thúc Mỹ nối lại đàm phán hạt nhân với Triều Tiên (04/03)
- Người Thái dành trung bình gần 2,5 giờ mỗi ngày dán mắt vào điện thoại (04/03)
- Mỹ tăng cường an ninh tại Đồi Capitol đối phó với âm mưu tấn công mới (04/03)
- Tổng thống Argentina: Việt Nam là điểm sáng về đối phó dịch COVID-19 (04/03)
- UNICEF: 168 triệu học sinh trên toàn cầu không thể đến trường trong gần 1 năm qua vì COVID-19 (04/03)
- Tàu chiến Đức sẽ lần đầu tiên trở lại Biển Đông kể từ năm 2002 (03/03)
-
Trạng thái bình thường mới trong xu hướng kỹ thuật số của các SME
- Lãnh đạo EU cam kết hợp tác quốc phòng nhiều hơn
- Tổng Thư ký ASEAN đánh giá cao thành công Năm Chủ tịch của Việt Nam
- Anh sơ tán khẩn cấp 2.600 hộ dân do phát hiện bom
- Mỹ muốn đóng vai trò tích cực trong phát triển Đông Nam Á
- Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết thúc giục quyền tiếp cận công bằng với vaccine COVID-19
- Hãng Pfizer nghiên cứu đề xuất tiêm nhắc mũi vắc-xin Covid-19 thứ 3
- Quan ngại về khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng tại Syria
- Ấn Độ công bố quy định về siết chặt kiểm soát mạng xã hội
- Vaccine Covid-19 của Pfizer được phép bảo quản ở nhiệt độ tủ đông bình thường
-
Mỹ muốn đóng vai trò tích cực trong phát triển Đông Nam Á
- G20 nhóm họp về phục hồi từ COVID-19, viện trợ cho các nước nghèo
- Nhu cầu công nghệ thúc đẩy sự phục hồi của các nhà máy châu Á
- Vaccine Covid-19 của Pfizer được phép bảo quản ở nhiệt độ tủ đông bình thường
- Đại hội đồng Liên hợp quốc thảo luận về tình hình ở Myanmar
- Quan ngại về khoảng cách giàu - nghèo gia tăng
- UNICEF: 168 triệu học sinh trên toàn cầu không thể đến trường trong gần 1 năm qua vì COVID-19
- Lãnh đạo EU cam kết hợp tác quốc phòng nhiều hơn
- Quan ngại về khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng tại Syria
- Hãng Pfizer nghiên cứu đề xuất tiêm nhắc mũi vắc-xin Covid-19 thứ 3