Thế giới

Khủng hoảng di cư: kế hoạch hạn ngạch của EU là không đủ

ClockThứ Sáu, 11/09/2015 07:54
TTH.VN - Kênh BBC sáng nay (11/9) dẫn lời Phó Thủ tướng Đức nói rằng, việc EU lên kế hoạch cho các nước thành viên phải tiếp nhận 160.000 người tị nạn mới là không đủ, và cho rằng đó chỉ là bước đi đầu tiên trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng di dân đang bùng nổ hiện nay.

Phát biểu trước Quốc hội Đức, Phó Thủ tướng nước này Sigmar Gabriel cho biết khoảng 450.000 người tị nạn mới đã được ghi nhận tại Đức kể từ đầu năm nay, trong đó 37.000 người đã tới chỉ trong 8 ngày đầu tiên của tháng 9.

Hàng ngàn người di cư đội mưa, cố gắng băng qua biên giới vào Macedonia. Ảnh: AFP.

Hàng chục ngàn người, chủ yếu là người Syria, đã đổ về phía bắc trong những tuần gần đây. Truyền thông Serbia đưa tin, một kỷ lục 5.000 người di cư đã đến biên giới với Hungary chỉ trong 24 giờ qua.

Quân đội Hungary trước đó bắt đầu cuộc tập trận quân sự để chuẩn bị cho một vai trò có thể có trong tương lai để bảo vệ biên giới và ngăn chặn dòng chảy của người di cư - một động thái mà các nhóm nhân quyền đang đang lên tiếng chỉ trích.

Trong khi đó, chính phủ Áo cho biết 5.700 người đã vượt qua biên giới từ Hungary trong những giờ gần đây. Công ty đường sắt OeBB của Áo đã tạm ngừng cung cấp dịch vụ từ Hungary do số lượng người di cư ngày càng tăng và để tránh những rủi ro từ tình trạng quá tải.

Một phóng viên ở biên giới Hungary-Serbia nói rằng, người tị nạn đang được lưu giữ trong một khu vực ẩm ướt, lầy lội đầy khó khăn, khiến các tình nguyện viên mô tả cuộc sống ở đó như một "thảm họa". Điều kiện thời tiết khắc nghiệt cũng đã được ghi nhận ở phía bắc Hy Lạp, buộc các quan chức phải cho phép ít nhất là 7.000 người, trong đó có nhiều trẻ em, để vượt qua biên giới láng giềng Macedonia.

Trước đó, vào ngày 9/9, Ủy ban châu Âu đã đề xuất một kế hoạch phân bổ 160.000 người, nhưng Berlin đòi hỏi một hệ thống hạn ngạch “phân chia bắt buộc” những người tị nạn giữa tất cả các nước thuộc Liên minh châu Âu.

Theo nhà lãnh đạo Đức, kế hoạch này chỉ là một bước đi đầu tiên nếu châu lục này mong muốn duy trì tình thân, “chúng ta cũng có thể gọi đó chỉ là một giọt nước trong lòng đại dương” – Phó Thủ tướng Sigmar Gabriel nhấn mạnh.

Hàng ngàn người di cư, nhiều người trong số họ chạy trốn khỏi cuộc xung đột ở các nước như Syria và Libya, vấn đang tiếp tục thực hiện các cuộc hành trình đầy nguy hiểm tới bờ biển của châu Âu qua Địa Trung Hải.

Bộ trưởng Thông tin Syria Omran của al-Zoubi cho biết trong bình luận hiếm hoi về vấn đề này rằng, châu Âu phải chịu toàn bộ trách nhiệm đối với cuộc khủng hoảng, và nói thêm rằng hầu hết người Syria đã rời khu vực bị chiếm giữ bởi các đối thủ của chính phủ, bao gồm cả tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS).

Ông chỉ trích các nước châu Âu đã gửi "khủng bố" tới đất nước ông, đề cập đến hàng ngàn người châu Âu đã đi đến Syria và Iraq để chiến đấu cùng IS.

Tố Quyên (lược dịch từ BBC & Reuters)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20%

Một nghiên cứu do chính phủ Đức hỗ trợ cho thấy đến giữa thế kỷ này, thiệt hại đối với nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, năng suất và sức khỏe con người do biến đổi khí hậu ước tính có thể lên đến khoảng 38.000 tỷ USD/năm, tức gần 1/5 GDP toàn cầu, bất kể nhân loại có cắt giảm khí carbon gây ô nhiễm mạnh mẽ đến đâu.

Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20
'Nóng' chủ đề Trung Đông tại Hội nghị Ngoại trưởng G7

Rạng sáng 18/4 (giờ Việt Nam), Hội nghị Ngoại trưởng Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đã khai mạc trên đảo Capri của Italy, với trọng tâm thảo luận là tình hình căng thẳng hiện nay ở Trung Đông.

Nóng chủ đề Trung Đông tại Hội nghị Ngoại trưởng G7
Return to top