Khuyến cáo các biện pháp phòng lây nhiễm virus A/H5N8 sang người
TTH.VN - Theo thông tin từ Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), trong tháng 11/2014, việc cơ quan y tế tại Đức và Hà Lan thông báo ghi nhận hai ổ dịch cúm A/H5N8 tại hai trang trại gia cầm đã làm dấy lên quan ngại về sự lây lan của chủng virus cúm này tại các nước khu vực châu Âu.
Lực lượng chức năng liên ngành kiểm tra, giám sát gia cầm sống tại chợ buôn bán gia cầm. (Ảnh: TTXVN)
Trước diễn biến tình hình dịch bệnh cúm gia cầm A/H5N8 tại châu Âu và một số nước khu vực châu Á, Bộ Y tế đã phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các tổ chức quốc tế tiếp tục dõi sát tình hình diễn biến dịch cúm A/H5N8 trên gia cầm và ở người để có các biện pháp ứng phó kịp thời.
Kết quả xét nghiệm cho thấy virus cúm A/H5N8 tại châu Âu có cấu trúc gen tương tự như virus phát hiện ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản vào tháng 1/2014 và bắt nguồn từ sự tái tổ hợp các virus bao gồm cả virus cúm gia cầm A/H5N1 hiện vẫn lưu hành ở Châu Á.
Theo các chuyên gia, virus cúm A/H5N8 gây tỷ lệ tử vong cao ở gà, đặc biệt là gà tây, tuy nhiên tỷ lệ thấp hơn ở vịt (khoảng 20%) và không gây các biểu hiện ốm, chết ở vịt trời. Chủng virus cúm A/H5N8 được ghi nhận rải rác trên các đàn gia cầm và chim hoang dại từ năm 2010 đến nay tại một số nước khu vực châu Á, trong đó có Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc.
Theo thông báo của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật châu Âu (ECDC), đến nay trên thế giới chưa ghi nhận trường hợp nào ở người, tuy nhiên chủng virus này có thể lây truyền từ gia cầm sang người.
Những người có nguy cao nhiễm chủng virus này là người trực tiếp tiếp xúc, chăm sóc, giết mổ hoặc xử lý gia cầm nhiễm bệnh. Cho tới nay mặc dù chưa ghi nhận trường hợp mắc bệnh trên người, tuy nhiên các chuyên gia y tế cho rằng người sau khi phơi nhiễm cần được theo dõi sức khỏe ít nhất 10 ngày để phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh cũng như để xác định không bị nhiễm virus trong quá trình làm việc.
Để chủ động các biện pháp phòng lây nhiễm cúm gia cầm sang người, Bộ Y tế khuyến cáo người dân:
1. Không giết, mổ gia cầm ốm, chết không rõ nguyên nhân.
2. Không ăn tiết canh, không ăn thịt gia cầm chưa được chế biến kỹ.
3. Khi phát hiện có gia cầm ốm, chết phải báo kịp thời cho chính quyền địa phương.
4. Nếu xuất hiện các biểu hiện cúm có liên quan đến tiếp xúc với gia cầm, đến ngay cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời.
Theo Vietnam+
- Hải Dương giải thể Bệnh viện dã chiến số 1 (28/02)
- Sáng 28/2 không có ca mắc mới COVID-19, 182 bệnh nhân âm tính với SARS-CoV-2 (28/02)
- Góp sức để xây dựng Thừa Thiên Huế thành trung tâm y tế chuyên sâu của cả nước (27/02)
- Những bóng hồng “lì đòn” (27/02)
- Xét nghiệm sàng lọc COVID-19 cho sinh viên Đại học Huế trở lại học tập (27/02)
- Trên tuyến đầu chống dịch (26/02)
- Nỗ lực khống chế, không để dịch COVID-19 xuất hiện trên địa bàn (26/02)
- Nghị quyết của Chính phủ về mua và sử dụng vaccine phòng COVID-19 (26/02)
-
Xét nghiệm sàng lọc COVID-19 cho sinh viên Đại học Huế trở lại học tập
- Nghị quyết của Chính phủ về mua và sử dụng vaccine phòng COVID-19
- Nỗ lực khống chế, không để dịch COVID-19 xuất hiện trên địa bàn
- Đại học Huế sẵn sàng công tác xét nghiệm sàng lọc COVID-19 cho sinh viên
- Sáng nay 26/2, Việt Nam thử nghiệm lâm sàng vắc xin COVID-19 giai đoạn 2
- Sáng 21/2, không ca mắc COVID-19, gần 83% bệnh nhân không có biểu hiện lâm sàng
- Lấy mẫu xét nghiệm PCR COVID-19 cho gần 200 học viên bác sĩ nội trú
- Phòng chống đại dịch COVID-19: Liên tiếp những tin vui
- Việt Nam sẽ có 60 triệu liều vaccine phòng COVID-19 năm 2021
- Đề xuất ưu tiên tiêm vaccine COVID-19 đợt 1 cho nhân viên hàng không
-
Góp sức để xây dựng Thừa Thiên Huế thành trung tâm y tế chuyên sâu của cả nước
- Hơn 300 tình nguyện viên ĐH Huế hỗ trợ các chốt phòng, chống dịch
- Trên tuyến đầu chống dịch
- Những bóng hồng “lì đòn”
- Chủ động, linh hoạt hơn nữa trong xử lý tình huống
- Đơn giản hóa thủ tục, ứng dụng công nghệ vào khám, chữa bệnh
- Xét nghiệm sàng lọc COVID-19 cho sinh viên Đại học Huế trở lại học tập
- Xét nghiệm COVID-19 cho hơn 350 thanh niên chuẩn bị nhập ngũ
- Sáng 22/2, Hải Dương thêm 4 ca mắc Covid-19
- 100% tân binh lên đường nhập ngũ sẽ được xét nghiệm COVID-19
-
Hải Dương giải thể Bệnh viện dã chiến số 1
- Sáng 28/2 không có ca mắc mới COVID-19, 182 bệnh nhân âm tính với SARS-CoV-2
- Xét nghiệm sàng lọc COVID-19 cho sinh viên Đại học Huế trở lại học tập
- Nghị quyết của Chính phủ về mua và sử dụng vaccine phòng COVID-19
- Đại học Huế sẵn sàng công tác xét nghiệm sàng lọc COVID-19 cho sinh viên