ClockThứ Năm, 17/07/2014 14:04

Ki ốt “siêu mỏng” ảnh hưởng mỹ quan đô thị

TTH - “Chính quyền và cơ quan chức năng yêu cầu gia đình tôi bàn giao ki ốt tại đường Hồ Đắc Di, để giải phóng mặt bằng, đảm bảo mỹ quan đô thị. Thế nhưng, những ki ốt khác cùng tuyến đường vẫn thoải mái tồn tại, hoạt động kinh doanh buôn bán?” đó là thắc mắc của ông Võ Pháp (ngụ tại lô F7 khu quy hoạch Trường Bia, phường An Cựu, TP Huế).
 
 “Ki ốt” của gia đình ông Võ Pháp tọa lạc trên diện tích 4m2 (nay đã tiếp tục có phê duyệt bồi thường đất nông nghiệp liền kề) che chắn một phần mặt tiền nhà bà Sa.

Nhiều ki ốt “siêu mỏng”

Theo gia đình ông Võ Pháp: Trước đây gia đình ông trú tại số 29 đường Hồ Đắc Di (phường An Cựu), diện tích sử dụng đất theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (CNQSDĐ) là 141,3m2. Khi có chủ trương mở rộng đường Hồ Đắc Di, gia đình ông Pháp chấp hành nghiêm chỉnh, nhận tiền đền bù, bàn giao mặt bằng (theo quyết định thu hồi đất là 137,3m2) và đã được giao đất tái định cư, làm nhà ở. Gia đình ông Pháp còn lại mộ ki ốt trên diện tích đất 4m2, không nằm trong lộ giới vỉa hè thuộc tuyến đường Hồ Đắc Di. Vợ chồng ông Pháp già yếu nên dùng ki ốt làm mặt bằng buôn bán, kiếm kế sinh nhai.

Với lý do đảm bảo mỹ quan đô thị, không thể để “nhà siêu mỏng” tồn tại, nên cơ quan chức năng tiếp tục thu hồi diện tích đất còn lại của gia đình ông. Nhiều lần UBND phường thúc gia đình ông bàn giao mặt bằng. 4m2 còn lại của ông là đất ở, nhưng bị áp giá tiền đền bù đối với đất nông nghiệp liền kề đất ở (giá thấp hơn), nên gia đình ông chưa đồng ý. Điều đáng nói, trên tuyến đường này có rất nhiều ki ốt khác, nguồn gốc tương tự như trường hợp của gia đình ông, nhưng vẫn tồn tại, kinh doanh buôn bán, mà không bị thúc bách bàn giao. Như vậy là thiếu công bằng, gây bức xúc cho người dân.

Ông Nguyễn Anh Tuấn: Việc gia đình ông Pháp kiến nghị yêu cầu bồi thường 4m2 đất ở là trái quy định pháp luật. Vì tại giấy CNQSDĐ diện tích 141,3m2 (trong đó 108m2 đất ở và 33,3m2 đất nông nghiệp liền kề đất ở), Nhà nước đã bồi thường đủ 108m2 đất ở và 29,3m2 đất liền kề. Dĩ nhiên, 4m2 đất được bồi thường tiếp thuộc diện đất nông nghiệp liền kề là đúng.

Vấn đề này, ông Nguyễn Văn Lành, Chủ tịch UBND phường An Cựu lý giải: Một số hộ cùng trên tuyến đường Hồ Đắc Di, sau khi bị Nhà nước thu hồi, vẫn còn lại một phần diện tích nhà, đất đã cải tạo lại để sử dụng vào mục đích kinh doanh. Ngoài hộ ông Võ Pháp còn có hộ ông Võ Văn Trung (01 Hồ Đắc Di), bị thu hồi 170,2m2. Diện tích còn lại chưa đền bù là 6,8m2 (hiện trạng trên đất còn ki ốt). Tuy nhiên, năm 2013, UBND TP Huế đã có quyết định phê duyệt, đền bù bổ sung với số tiền 65.440.000 đồng. Ông Trung đã trừ số tiền này vào tiền sử dụng đất phải nộp khi được bố trí tái định cư, nhưng đến nay vẫn chưa giải phóng, bàn giao mặt bằng.

Hộ ông Lê Hoàng Đa đã nhận tiền đền bù về đất và tài sản, nhưng hiện vẫn còn 1 gác nhỏ chưa giải phóng mặt bằng. Tương tự, hộ các ông Trần Văn Minh, Nguyễn Quốc, Trần Văn Tuấn đã nhận tiền đền bù nhưng hiện nay ki ốt, chưa giải tỏa.

Chưa xử lý

Ki ốt của gia đình ông Võ Pháp đang tồn tại là phần còn lại của những bức tường xây bằng bờ lô, được cải tạo thành một “kho” nhỏ xíu, đựng những đồ dùng lặt vặt, không thể sử dụng kinh doanh. Trước ki ốt này, gia đình ông Pháp che bạt phía trên không gian vỉa hè, làm nơi bán hàng ăn buổi sáng. Trong quá trình chúng tôi đến “hiện trường”, nhiều ý kiến cho rằng, gia đình ông Pháp bị thúc bách phải giải phóng mặt bằng là do ki ốt của ông án ngự một phần trước mặt tiền hộ bà Đinh Thị Sa. Trước đây, mặt nhà bà Sa quay hướng khác, sau khi giải tỏa nhà phía trước, gia đình bà Sa xây dựng lại nhà quay mặt ra hướng đường Hồ Đắc Di và một phần mặt tiền bị ki ốt nhà ông Pháp che chắn. Bà Sa cũng cho biết: “Gia đình bà đã gửi đơn đến UBND phường, thúc giục giải tỏa ki ốt, trả lại mặt tiền cho gia đình bà”. Những hộ còn lại, ki ốt của họ có diện tích rộng, đủ để sử dụng kinh doanh buôn bán, nên chính quyền “làm ngơ” để tạo cơ hội cho họ làm ăn. Có như thế, những hộ này tuy đã nhận bồi thường đầy đủ, nhưng vẫn không giải phóng, bàn giao mặt bằng.

Theo ông Nguyễn Văn Lành, tất cả những hộ trên, UBND phường đã lập biên bản, có thông báo yêu cầu giải tỏa mặt bằng, nhưng các hộ đều chưa chấp hành. UBND phường đã báo cáo UBND TP Huế xin ý kiến xử lý các trường hợp trên. Tháng 9-2011, UBND TP Huế có văn bản giao trách nhiệm cho Đội Quản lý đô thị chủ trì phối hợp với phường và các đơn vị liên quan kiểm tra xử lý theo quy định. Nếu các hộ không chấp hành thì lập phương án, kế hoạch tổ chức cưỡng chế theo quy định. Tuy nhiên, đến nay những ki ốt nói trên vẫn tồn tại. Chủ tịch UBND phường An Cựu cho hay, quan điểm của phường là kiến nghị UBND TP Huế giao trách nhiệm cho Đội Quản lý đô thị, Trung tâm Phát triển quỹ đất phối hợp với UBND phường kiểm tra xử lý các trường hợp đã nhận tiền đền bù nhưng không chấp hành giải tỏa hết. Nhưng ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất TP Huế lại cho rằng, trách nhiệm quản lý, xử lý không để nhà siêu mỏng, siêu lép…tồn tại, làm mất mỹ quan đô thị thuộc trách nhiệm của phường. 

Bài, ảnh: Quỳnh Anh
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Để đường tranh bích họa “sống” cùng thời gian

Những bức tranh bích họa dọc theo nhiều tuyến đường ở Huế được coi là địa điểm check in hấp dẫn, thu hút nhiều du khách và giới trẻ. Song, theo thời gian, những hình ảnh sống động, đẹp mắt, độc đáo và ý nghĩa ấy đã hoen ố, một số bức bị xuống cấp, bôi bẩn, mốc meo.

Để đường tranh bích họa “sống” cùng thời gian
Sẽ có, nhưng chưa biết… ngày nào

Qua quan sát, diện chưa rộng lắm nhưng tôi đã “lờ mờ” nhận ra xu hướng tiêu dùng thân thiện với môi trường (thường được gọi là xu hướng tiêu dùng xanh) đang dần hiện hữu và được coi trọng, nó không ở chỗ này thì ở chỗ kia. Xu hướng này chỉ có được khi đi cùng với nhận thức và những lĩnh vực tiêu dùng văn minh.

Sẽ có, nhưng chưa biết… ngày nào
Buồn vui chuyện… rác

“Xanh, sạch, sáng” không chỉ là khẩu hiệu mà đã trở thành nhu cầu, nguyện vọng chung của cả cộng đồng xứ Huế. Nó đã đi vào đời sống và đang dần tạo thành thói quen tự giác nơi mỗi thành viên…

Buồn vui chuyện… rác
Đầu tư đã quan trọng, giữ gìn càng quan trọng hơn

Suy cho cùng, ý thức người dùng mới là quan trọng nhất. Nhưng nói ý thức chung chung thì khó quá, còn làm thế nào để buộc mọi người phải có ý thức trong cái sự xử lý "đầu ra" tế nhị và nhạy cảm kia thì lại là câu hỏi không hề dễ.

Đầu tư đã quan trọng, giữ gìn càng quan trọng hơn

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top