ClockThứ Năm, 10/03/2016 16:42

Kiếm thêm thu nhập từ nghề bứt đót

TTH - Khi những cánh rừng, triền đồi thấp thoáng bông đót cũng là lúc người dân vùng cao ở trên địa bàn tỉnh lại bước vào mùa thu hoạch đót. Đót rừng trở thành “lộc rừng” với bà con nơi đây.

Gian nan vất vả

Cứ đến tháng 12 âm lịch, thấy thấp thoáng đót nở hoa ở các triền đồi xen kẽ với bông lau, anh Nguyễn Phi (56 tuổi) ở thôn Bình Dương, xã Hương Bình (thị xã Hương Trà) lại cùng vợ vào rừng thu hoạch đót tươi. Đây là nguồn nguyên liệu giúp cho vợ chồng anh duy trì nghề làm chổi đót mưu sinh.

Đót rừng được người dân phơi khô mới bán lại cho thương lái

Anh Phi chia sẻ: “Trước đây, anh chỉ đi bứt bông đót tươi ở trên các triền đồi bán lại cho các cơ sở làm chổi đót kiếm thu nhập. Nhưng từ khi bén duyên với nghề làm chổi đót, để có nguyên liệu làm chổi quanh năm, anh phải đi khắp nơi để bứt bông đót. Nhiều lúc anh phải thuê ghe ngược lên lòng hồ nhà máy thuỷ điện Hương Điền, vào rừng sâu. Mỗi chuyến đi từ sáng sớm cho đến chiều tối. Tuy chỉ là cây cỏ nhưng cây đó rất cứng, không cẩn thận dễ bị thương”.

Giữa cái nắng chói chang ở lưng chừng đèo A Co, chúng tôi thấy thấp thoáng bóng người dân xã Hồng Hạ  bứt bông đót ở con suối dưới chân đèo . Bà Hồ Thị Xoan (55 tuổi) thôn Căn Tôm, xã Hồng Hạ (A Lưới) cho biết, công việc chặt bông đót bán cho thương lái giúp bà và người dân trong thôn có thêm thu nhập. Bà Xoan bộc bạch: “Trước đây chưa trồng keo tràm, cây đót mọc khắp rừng, chỉ mất vài giờ là có thể bứt đầy gùi mang về. Ngày trước, việc bứt đót rất dễ dàng, nếu người nào chịu khó, một ngày bứt được vài chục cân bán cho cơ sở thu mua được vài trăm nghìn đồng là chuyện thường. Nhưng bây giờ, công việc bứt bông đót khó khăn hơn, do có nhiều người tham gia trong khi bông đót ít đi.

Kinh nghiệm nhiều năm bứt bông đót mưu sinh, bà Xoan cho biết việc bứt bông đót ở các triền đồi dễ dàng hơn so với rừng sâu. Khu vực triền đồi đèo A Co là địa điểm mà bà và người dân trong thôn thích tìm đến nhất, bởi nơi đây cây đót mọc nhiều, lại thấp.

Thu nhập đáng kể

Dọc đường lên trung tâm huyện A Lưới, đến đâu chúng tôi cũng bắt gặp bông đót được phơi bên vệ đường. Đang tất bật cùng vợ tranh thủ trời nắng ráo mang đót phơi, anh Nguyễn Châu (48 tuổi) chủ cơ sở thu mua đót ở thôn 3, xã Hồng Tiến (thị xã Hương Trà) cho hay: “Năm nào cũng vậy, cứ đến tháng 12 âm lịch, anh lại bắt đầu công việc thu mua bông đót từ người dân trong thôn. Có ngày, cơ sở thu mua cả tấn đót tươi, phơi khô cung cấp lại cho các cơ sở làm chổi đót ở dưới xuôi. Mỗi chuyến đi từ sáng sớm cho đến chiều tối, trung bình mỗi người có thể chặt được từ 50 – 60kg bông đót tươi.

Anh Đặng Văn Ách (44 tuổi) ở thôn A Rom, xã Hồng Hạ (A Lưới) làm nghề thu mua bông đót bán lại cho thương lái cho hay: Tùy vào thời tiết và độ già mà bông đót có giá cả khác nhau. Thông thường mỗi kg bông đót tươi được anh thu mua từ 4.000 – 5.000 đồng/kg, bông đót xanh và non thì có giá cao hơn. Sau khi phơi 5 nắng, bông đót khô hẳn anh mới bán lại cho thương lái. Trung bình, mỗi cân bông đót phơi khô bán từ 17.000 – 22.000 đồng/kg.

Ông Lê Văn Hợi, Phó Chủ tịch UBND xã Hồng Hạ (A Lưới) cho biết, trên địa bàn xã có 3 cơ sở chuyên thu mua bông đót từ người dân đi rừng về. Từ tháng 11 đến tháng 2 âm lịch, đa số người dân trong xã đều đi rừng chặt bông đót, thu nhập khoảng 150.000 đồng/ngày.

Bài, ảnh: Võ Thạnh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Câu cá nục

Theo ngư dân ra khơi câu cá nục, mới hiểu được tầm quan trọng của những “ngôi nhà” dành cho cá trú ngụ giữa biển khơi.

Câu cá nục
Tái sinh rừng mây

Thay vì đua nhau vào rừng khai thác cạn kiệt mây rừng, đồng bào các dân tộc Pa Cô, Kơ Tu, Tà Ôi ở dãy đại ngàn Trường Sơn huyện A Lưới đã tích cực tham gia vào các dự án tái sinh rừng mây. Rừng mây đang hồi sinh ở các cánh rừng dưới bàn tay chăm sóc của người dân.

Tái sinh rừng mây
Gặp những du kích tham gia giải phóng A So

Những ngày này 50 năm trước, sân bay A So, một cứ điểm quân sự quan trọng của Mỹ Ngụy ở chiến trường Trị Thiên bị đánh tan bởi quân chủ lực Sư đoàn 325 phối hợp bộ đội địa phương. Nhưng để làm nên chiến thắng, giải phóng A So không thể không nhắc đến sự kiên cường, bất khuất của lực lượng du kích tại địa phương.

Gặp những du kích tham gia giải phóng A So
Return to top