ClockThứ Hai, 29/05/2017 08:33

"Kiểm tra được tài sản cán bộ cao cấp thì với cấp dưới là bình thường"

"Bộ Chính trị, Ban Bí thư thực hiện vừa đúng với tinh thần Luật phòng chống tham nhũng, vừa biểu hiện tính gương mẫu, tiên phong"

Bộ Chính trị vừa ban hành quy định số 85 về kiểm tra, giám sát việc kê khai tài sản của cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban bí thư quản lý. Số lượng cán bộ chịu tác động của quy định khoảng 1.000 người.

Dấu hiệu tốt cho phòng chống tham nhũng

Trao đổi với phóng viên về vấn đề này, ông Nguyễn Đình Quyền – Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, việc kê khai, kiểm tra, xác minh tải sản đều là hoạt động tiến tới để kiểm soát tài sản, minh bạch tài sản, là dấu hiệu tốt cho quá trình phòng chống tham nhũng. Hoạt động đó dù áp dụng ở cấp Trung ương hay địa phương, đối tượng thuộc Bộ Chính trị, Ban Bí thư hay địa phương quản lý đều là việc tốt.

Ông Nguyễn Đình Quyền - Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Uỷ ban Thường vụ Quốc hội

“Theo tôi, bước Bộ Chính trị, Ban Bí thư thực hiện vừa đúng với tinh thần Luật phòng chống tham nhũng, vừa biểu hiện tính gương mẫu tiên phong của cấp lãnh đạo quản lý. Các đồng chí thuộc diện Bộ chính trị, Ban Bí thư quản lý thì càng phải gương mẫu hơn, tiên phong cho cấp dưới học tập. Qua rút kinh nghiệm để có thể nhân rộng làm ở tất cả các cấp” – ông Nguyễn Đình Quyền nói và nhấn mạnh thêm điều này thực ra cũng là tiếp tục triển khai thi hành luật.

Vị nguyên đại biểu Quốc hội này cũng nhấn mạnh, qua minh bạch tài sản thì những cán bộ chân chính, liêm khiết cảm thấy được người dân tôn trọng về tài sản hợp pháp của mình. Bởi theo ông, không ít cán bộ dù thuộc diện Trung ương quản lý cũng có thu nhập và đời sống không cao.

“Hồi tôi làm Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp (đối tượng thuộc Ban Bí thư quản lý – PV), lương 14 triệu đồng. Mình đi giảng dạy thêm, viết bài trên tạp chí khoa học, trên báo, nghiên cứu để có thêm thu nhập” – ông Nguyễn Đình Quyền chia sẻ và cho rằng việc kịp thời kiểm tra, giám sát, công khai minh bạch kê khai tài sản vừa có tác dụng tốt với công luận, cũng như tránh việc đánh đồng chung các cán bộ đều “thế nọ thế kia”.

“Bước kiểm tra, giám sát tài sản là tốt. Xác minh tài sản việc rất khó khăn, nhưng không phải cứ khó khăn là không làm để rồi không đạt kết quả gì cả.  Cái gì khó khăn thì cũng phải bắt đầu làm, có thể chưa hài lòng với kết quả ban đầu đạt được nhưng mình có kinh nghiệm trong bước tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách, thể chế đảm bảo cho công cuộc phòng chống tham nhũng hiệu quả hơn” - ông Nguyễn Đình Quyền nhấn mạnh và cho biết thêm, để kiểm soát tài sản của công dân trong xã hội đòi hỏi quá trình lâu dài và công phu.

“Bước đột phá”

Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng – Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội cũng nhấn mạnh, việc đưa khoảng 1.000 cán bộ thuộc Bộ chính trị, Ban Bí thư quản lý vào diện kiểm tra, giám sát tài sản là quyết định quan trọng, là bước mang tính đột phá trong công tác cán bộ của Đảng.

Cho rằng đây là bước triển khai thực hiện các nghị quyết của Đảng chứ không phải cái gì mới, nhưng theo ông Nhưỡng, là bước đột phá khi thực hiện kiểm tra, giám sát với tất cả những người đứng đầu, đặc biệt những trường hợp có sự tố cáo, có ý kiến của dư luận về vi phạm.

Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng - Uỷ viên thường trực Uỷ ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội

“Đã làm được đội ngũ cán bộ cao cấp nhất thì đội ngũ cán bộ khác là câu chuyện bình thường. Cho nên đây là tuyên ngôn quan trọng đối với nhân dân, đảng viên về thái độ của Đảng trong việc chống tiêu cực và tham nhũng. Theo như Tổng Bí thư đã phát biểu là không có vùng cấm. Quyết định này có ý nghĩa tạo niềm tin, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay” – ông Lưu Bình Nhưỡng nói và tin tưởng Đảng quyết tâm làm để giữ được uy tín cán bộ nhưng phải xử lý được những cán bộ sai phạm.

Cũng theo vị đại biểu Quốc hội này, dư luận và nhân dân cũng có ý kiến là cần phải làm thế nào đó để bảo đảm được rằng liên quan đến tài sản phải làm thật sự, khách quan, đến cùng, chứ không phải khi thấy có việc tẩu tán tài sản hay tẩu tán nhân sự như vừa qua thì dừng lại và cho rằng không làm được. Do đó, việc này cần có những biện pháp hữu hiệu để đi đến cùng.

Ví dụ như kê khai tài sản thì cần xem xét lại việc kê khai tài sản hàng năm, diễn biến tài sản như thế có đúng không. Căn cứ vào thu nhập của các cán bộ như thế, hoạt động kinh tế như thế thì có thể có được khối tài sản lớn như thế không? Hay là con cháu, anh em, người thân làm sao lại được bổ nhiệm vào những vị trí cao, nắm những khối tài sản lớn như vậy? Hay những người già, hết tuổi lao động, nguồn thu nhập không đáng kể tại sao lại có khối tài sản quá khủng? Những trường hợp như vậy phải xem xét, nếu không lí giải được thì cũng phải có biện pháp.

“Nếu chúng ta dừng lại, người dân vẫn cứ thắc mắc thì câu chuyện đánh rắn giữa khúc, làm nửa vời dẫn đến làm mất giá trị của công việc này” – ông Lưu Bình Nhưỡng nêu quan điểm và cho rằng để kiểm tra, giám sát có kết quả cần những người có năng lực, phẩm chất, có sự giám sát và phải có biện pháp để bảo vệ những người thực hiện nhiệm vụ mà Đảng giao cho.

“Tôi hy vọng việc này có tiến triển tốt” – ông Nhưỡng tin tưởng dù cả 1.000 đố tượng trong diện kiểm tra, giám sát là không hề đơn giản.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cần giải pháp để giảm thiểu thiệt hại do tai nạn giao thông

Ngày 19/4, Trung tướng Nguyễn Minh Đức, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội làm trưởng đoàn công tác đã khảo sát thực tế nút giao cao tốc Cam Lộ - La Sơn đoạn qua địa bàn huyện Phong Điền; sau đó làm việc với UBND tỉnh về việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Đường bộ và Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Cần giải pháp để giảm thiểu thiệt hại do tai nạn giao thông
Quốc hội Việt Nam tiếp tục củng cố vị thế tại IPU-148

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, thực hiện chương trình hoạt động đối ngoại năm 2024 của lãnh đạo cấp cao, nhận lời mời của Chủ tịch và Tổng Thư ký Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU), Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương dẫn đầu đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam tham dự Đại hội đồng IPU lần thứ 148 (IPU-148) và các hội nghị liên quan tại Thụy Sĩ.

Quốc hội Việt Nam tiếp tục củng cố vị thế tại IPU-148
Nâng cấp mở rộng lên 4 làn xe mới đảm bảo khai thác tuyến cao tốc Cam Lộ- La Sơn

Ngày 16/3, Đoàn giám sát của Quốc hội về chuyên đề “Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và các Nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023” do Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải làm trưởng đoàn đã đi khảo sát tình hình thực hiện dự án Đường Hồ Chí Minh đoạn Cam Lộ - La Sơn và La Sơn - Túy Loan (cao tốc đi qua Quảng Trị - Huế - Đà Nẵng).

Nâng cấp mở rộng lên 4 làn xe mới đảm bảo khai thác tuyến cao tốc Cam Lộ- La Sơn
Return to top