ClockThứ Ba, 18/10/2016 09:19

Kim ngạch xuất khẩu rau quả lần đầu "vượt mặt" dầu thô hơn 2.400 tỷ đồng

Lần đầu tiên, xuất khẩu rau quả của Việt Nam có kim ngạch "vượt mặt" dầu thô, mặt hàng xuất khẩu chiến lược của Việt Nam trong nhiều năm qua. Đây là thông tin đáng chú ý trong báo cáo tình hình xuất khẩu các mặt hàng 9 tháng đầu năm vừa được Tổng cục Hải quan công bố.

Xuất khẩu rau quả đã vượt qua kim ngạch của xuất khẩu Dầu thô, than đá

Theo đó, trong 9 tháng qua, mặt hàng rau quả xuất khẩu của Việt Nam đạt 1,81 tỷ USD, tăng 31,8% về giá trị so với cùng kỳ. Trong khi đó, so với xuất khẩu dầu thô, 9 tháng qua chỉ đạt 1,7 tỷ USD, giảm 43% so với cùng kỳ năm trước.

Như vậy, giá trị xuất khẩu rau quả 9 tháng đầu năm nay đã vượt giá trị xuất khẩu dầu thô 110 triệu USD (2.420 tỷ đồng). Trong khi đó, so với cùng kỳ này năm ngoái, kim ngạch xuất khẩu rau quả chỉ đạt 1,38 tỷ USD, kém hơn 1,6 tỷ USD so với giá trị xuất khẩu dầu thô.

Như vậy, biến động giá dầu đã và đang ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến cân đối thương mại của Việt Nam.

Trong bối cảnh này, theo chuyên gia kinh tế, TS. Vũ Đình Ánh, việc đẩy mạnh khai thác thêm 1 triệu tấn dầu thô để bù cho thiếu hụt ngân sách cần được nghiên cứu lại bởi không thể cứ hụt thu ngân sách là nghĩ đến chuyện khai thác dầu thô.

Ông Ánh cho rằng, đây là thói quen và tiền lệ khiến chúng ta không cân đối được thu và cải cách việc chi thường xuyên. Bên cạnh đó, việc tăng khai thác dầu thô khi ngân sách thiếu hụt sẽ khiến cho việc dự toán chi ngân sách không được điều chỉnh so với dự toán đề ra.

Xuất khẩu rau quả 9 tháng cũng được xem là một trong những mặt hàng có giá trị kim ngạch cao trong nhóm ngành hàng sản xuất nông nghiệp, cao hơn giá trị kim ngạch xuất khẩu gạo (1,72 tỷ USD) và thuộc nhóm 5 mặt hàng nông nghiệp có giá trị kim ngạch xuất khẩu cao nhất cả nước chỉ đứng sau thủy sản, cà phê, hạt tiêu...

Về thị trường, rau quả Việt Nam chủ yếu được xuất sang Trung Quốc, với kim ngạch đạt 1,3 tỷ USD (chiếm gần 80% tổng giá trị xuất khẩu), các thị trường khác như Nhật Bản chỉ đạt hơn 56 triệu USD, Hàn Quốc là 65 triệu USD và Hoa Kỳ là gần 60 triệu USD...

Đáng chú ý, mặt hàng rau của quả hiện cũng vượt qua một số mặt hàng xuất khẩu chiến lược và truyền thống của Việt Nam là xuất khẩu than (chỉ đạt 73 triệu USD) và nguyên liệu ngành dệt may, da giày (1,1 tỷ USD)...

Theo Dân trí

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ấn Độ sẽ hạ giá sàn cho gạo basmati xuất khẩu

Với việc Pakistan áp đặt giá sàn hay còn gọi là giá xuất khẩu tối thiểu (MEP) của gạo basmati ở mức 1.050 USD/tấn, Ấn Độ đang xem xét giảm MEP đối với gạo basmati. Động thái này nhằm giúp các nhà xuất khẩu gạo thơm Ấn Độ không bị thiệt thòi trên thị trường toàn cầu trong việc xuất khẩu loại gạo cao cấp này sang các quốc gia láng giềng, tin từ Reuters ngày 26/9 cho biết.

Ấn Độ sẽ hạ giá sàn cho gạo basmati xuất khẩu
Ứng phó diễn biến khó lường từ thị trường gạo

Tình hình thương mại lương thực toàn cầu diễn biến phức tạp, khó lường đã tác động mạnh đến nguồn cung sản lượng gạo, gây lo ngại về các vấn đề an ninh lương thực thế giới cũng như ảnh hưởng đến xu hướng phục hồi kinh tế của nhiều quốc gia khi tình trạng lạm phát chưa được cải thiện.

Ứng phó diễn biến khó lường từ thị trường gạo
Giám sát tiêu hủy đối với phế liệu tồn đọng

Tổng cục Hải quan vừa yêu cầu cục hải quan các tỉnh, thành phố thực hiện nghiêm quy định của pháp luật về xử lý hàng hóa tồn đọng trong địa bàn hải quan, Luật Bảo vệ môi trường và chỉ đạo của Tổng cục Hải quan trong việc tiêu hủy, giám sát tiêu hủy đối với phế liệu tồn đọng.

Giám sát tiêu hủy đối với phế liệu tồn đọng

TIN MỚI

Return to top