ClockThứ Bảy, 21/09/2019 13:15

Kinh doanh trên sự thiếu tiền

TTH - Ngân hàng cũng dựa trên sự thiếu tiền để kinh doanh. Ngân hàng cũng đi vay để cho vay, cái lời mà ngân hàng thu được là từ sự chênh lệch giữa đầu vào và đầu ra. Cũng có trường hợp chưa hẳn là thiếu tiền nhưng vẫn đi vay, đó là những trường hợp muốn chia sẻ rủi ro có thể gặp phải trong kinh doanh cùng với ngân hàng.

Ngân hàng Trung ương Canada giữ nguyên chính sách lãi suấtĐưa nguồn vốn chính sách xã hội đến các đối tượng thụ hưởng

Ngân hàng cũng là doanh nghiệp - (Ảnh minh họa)

Ngân hàng không chỉ thu được lãi từ cho vay mà càng ngày ngân hàng càng đa dạng hóa nguồn thu qua một số nghiệp vụ và dịch vụ khác, chẳng hạn như bảo hiểm, thu phí các loại dịch vụ... Dù sao, thiếu tiền mà vay được ngân hàng cũng là may. Bởi lãi suất ngân hàng tuy rằng nhiều doanh nghiệp hiện cho là cao so với kỳ vọng của doanh nghiệp, nhưng vẫn là thấp so với nhiều nguồn vay khác trong xã hội hiện tại.

Chúng ta thử điểm qua các dạng cho vay trong thời buổi hiện nay thử như thế nào.

Lãi suất mang tính “khủng nhất” có lẽ là tình trạng cho vay nặng lãi ngoài xã hội, mà chúng ta thường nghe mấy từ “tín dụng đen”. Ở Huế vừa rồi bị phanh phui một vụ tín dụng đen có bóng dáng của sự bảo kê và “khủng bố”. Loại hình cho vay này có khi lãi suất vài trăm phần trăm là chuyện thường. Nó thường gắn liền với tệ nạn xã hội như cờ bạc, cá độ bóng đá, thậm chí là dính dáng đến ma túy. Khi con bạc đã “khát nước”, người cho vay có thể lấy mức lãi suất trên trời. Có người đã từng vấp phải điều này cho biết, muốn vay 10 triệu đồng, họ cắt ngay 10% chỉ đưa 9 triệu đồng nhưng vẫn tính tiền lãi 10 triệu đồng là chuyện thường. Khi bí quá chỉ mong có tiền để “đảo nợ” thì họ lấy lãi suất mấy cũng ok.

Ở Huế, tôi được biết có một dạng cho vay mang tính “nhân văn” hơn, thoạt nghe là vậy. Nhưng khi tìm hiểu kỹ thấy cũng chẳng nhân văn tí nào. Bởi với mức lãi suất cũng rất cao. Đó là những người quá nghèo, ngày họ cần vài trăm ngàn đồng, một triệu đồng để mua những thứ lặt vặt đầu chợ, bán cuối chợ; những người nghèo đi lượm “ve chai”. Vay một triệu đồng một ngày chỉ trả 10.000 đồng; vay 500.000đ một ngày trả 5.000 đ, tưởng thế là nhẹ nhưng tính ra là mấy chục phần trăm/tháng. Loại hình cho vay này thường gắn với các chợ và những người chuyên thu mua các loại phế liệu. Thấy thế nhưng cho người nghèo vay lại chắc ăn, ít khi mất vốn. Buổi sáng họ đến mượn tiền, chiều bán trả tiền, chỉ được hưởng tiền mà mình lời được. Ở Đà Nẵng vừa rồi phát hiện một vụ cho vay nặng lãi, mang tính chất xã hội đen mà đối tượng vay chủ yếu là phụ nữ nghèo, đơn thân. Chọn đối tượng cho vay như thế này là để vừa lách luật vừa dễ dọa dẫm.

Đúng là khi đi vào lĩnh vực “tài chính” này mới thấy nó muôn hình vạn trạng. Cá độ bóng đá qua mạng là một dạng cũng không kém phần khắc nghiệt. Đây không phải là tỷ giá trên thị trường mà là quy ước. Có khi 1 USD ăn 20.000 VND nhưng cũng có khi ăn 25 -30.000 VND . Đánh 5 USD, 10 USD thì thấy ít, nhưng khi quy ra tiền Việt thì mới “tá hỏa” – chuyện này tôi nghe được từ vỉa hè.

Phổ biến nhất của ngành nghề “kinh doanh trên sự thiếu tiền” có lẽ là chơi hụi. Hình thức góp hụi không xa lạ gì với nhiều người. Một nhóm góp có người bốc trước, có người bốc sau. Tất cả đều phải trả một mức lãi nào đó. Mặt tích cực của nó là giải quyết nhanh đối với những người có nhu cầu tiền. Chưa nói đến mối quan hệ pháp luật, hình thức này hết sức rủi ro. Bởi vậy lâu lâu, chúng ta nghe nơi này nơi kia vỡ hụi. Hình dung một đường dây hụi nó nó kết cấu như một cái rễ cây. Không mấy người trong đường dây này biết cái chính là ai, ở đâu. Chỉ biết trong từng nhóm nhỏ. Một mắt xích vỡ thì nó vỡ dây chuyền.

Gần đây, rộ lên các trung tâm “hỗ trợ tài chính” với điều kiện vay rất “thông thoáng”. Thực ra lãi suất cũng rất cao. Và có không ít trung tâm đây chỉ là chiếc bình phong để cho vay nặng lãi.

Nhu cầu vay của mỗi người mỗi khác; điều kiện để được vay của mỗi người càng khác. Ngay các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tức là có bộ máy hẳn hoi mà vẫn kêu khó tiếp cận vốn vay ngân hàng, huống gì từng cá nhân ngoài xã hội. Cho nên bức tranh của tín dụng đen là muôn màu muôn vẻ. Và dự đoán, nó còn tồn tại rất lâu . Bài viết này thử điểm qua các dạng “tín dụng”, mà người viết gọi là “kinh doanh trên sự thiếu tiền”, với mong muốn, mọi người có thể nhận biết, để có thể tránh phần nào các bẫy tín dụng với lãi suất “trên trời”.

Bài: THANH LÊ - Ảnh: TH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Gắn hoạt động tín dụng chính sách với thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội

Đó là yêu cầu của UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban đại diện HĐQT Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh, ông Nguyễn Thanh Bình tại phiên họp Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH tỉnh nhằm đánh giá kết quả hoạt động quý I/2024 và triển khai nhiệm vụ các tháng còn lại năm 2024, tổ chức chiều 17/4.

Gắn hoạt động tín dụng chính sách với thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội
Lệch pha tăng trưởng

Nguồn vốn huy động vẫn chảy đều vào các ngân hàng, dù lãi suất huy động đang chạm đáy. Trong khi đó, lãi suất cho vay đang ở mức thấp, nhưng tăng trưởng tín dụng lại không mấy khả quan.

Lệch pha tăng trưởng

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top