ClockThứ Sáu, 12/01/2018 15:56

Kinh tế châu Á đối mặt với những rủi ro gì trong năm 2018

TTH - Ba rủi ro chính đặt ra nguy cơ đối với nền kinh tế châu Á trong năm 2018 bao gồm: sự nóng lên của thị trường bất động sản; nợ cá nhân, doanh nghiệp mở rộng và chi tiêu tiêu dùng chậm chạp, theo tạp chí Nikkei ngày 10/1.

ADB: Châu Á đang tăng trưởng “rất đáng khích lệ”Châu Á đang phải trả giá vì những phát thải do phương TâySự đa dạng của châu Á là “tài sản” trong thế giới toàn cầu hoáNhật Bản hỗ trợ 40 triệu USD thúc đẩy công nghệ cao châu ÁBất chấp tăng trưởng, 1/10 dân châu Á sống trong cảnh đói nghèo

Một trung tâm mua sắm ở thủ đô Manila của Philippines có vẻ bận rộn, nhưng tăng trưởng tiêu dùng vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng. Ảnh: Nikkei

Cảnh báo chính thức

Các ngân hàng trung ương châu Á và các chính phủ đều nhận thức được những rủi ro này. Cụ thể, Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BOK) cho hay: "Các gia đình có thu nhập thấp và người vay từ 50 tuổi trở lên sẽ chịu nhiều ảnh hưởng nhất, khi lãi suất tăng 100 điểm cơ bản".

Ngân hàng Trung ương Malaysia dự báo, tỷ lệ còn trống ở các văn phòng trong thung lũng Klang, hoặc khu vực Greater Kuala Lumpur ở nước này sẽ chạm ngưỡng 32% đến năm 2021, đồng thời cảnh báo "sự mất cân bằng tài sản đặt ra những rủi ro đáng kể đối với toàn bộ nền kinh tế khi có một cú sốc".

Trong một động thái liên quan, Ngân hàng Trung ương Singapore nhận định: "Những diễn biến gần đây trong thị trường bất động sản đặt ra những rủi ro tiềm ẩn đối với sự ổn định. Các nhà kinh doanh thị trường cần có quan điểm trung hạn về động lực cung cầu và thận trọng".

Ngoài ra, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) kỳ vọng, nền kinh tế thế giới sẽ tăng 3,7% theo giá trị thực, tăng so với mức 3,6% hồi năm 2017. Trong đó, ở châu Á, nền kinh tế Ấn Độ dự kiến ​tăng trưởng 7,4%, cao hơn so với mức 6,7% vào năm ngoái. 5 thành viên chính của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) gồm Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Philippines và Việt Nam cũng được dự báo ​​sẽ có tốc độ tăng trưởng trung bình 5,2%, duy trì tốc độ của năm ngoái. Tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc năm 2018 ước đạt 6,5%, thấp hơn mức 6,8% trong năm ngoái nhưng vẫn nhanh hơn tốc độ tăng trưởng của các nền kinh tế tiên tiến.

Các khuyến nghị chính sách

Tuy nhiên, nếu châu Á tiếp tục đà phát triển và vượt qua cả 3 mối nguy trên, thì có ít nhất 2 điều cần phải giải quyết, ngoài việc quản lý các rủi ro về địa chính trị như căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên.

Thứ nhất, các quốc gia cần chuyển đổi động lực phát triển từ xuất khẩu sang nhu cầu trong nước.

Năm 2017, các nền kinh tế châu Á phục hồi nhanh chóng hoạt động xuất khẩu. Các lô hàng máy móc thiết bị điện và linh kiện điện tử mở rộng, đóng một vai trò quan trọng, nhất là khi doanh số điện thoại thông minh toàn cầu tăng lên và chất bán dẫn trở thành thành phần của nhiều thiết bị khác, trong bối cảnh sự phát triển của internet kết nối vạn vật (Internet of Things).

Theo Cơ quan Thống kê thương mại sản phẩm bán dẫn thế giới, thị trường chip toàn cầu sẽ tăng 7% trong năm nay lên 437 tỷ USD, nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng 20,6% hồi năm ngoái.

Điều lý tưởng nhất có thể thấy là tăng trưởng kinh tế sẽ tạo ra việc làm mới và giúp tiền lương tăng lên, đẩy mạnh tiêu dùng. Tuy nhiên, chỉ có một vài quốc gia, như Malaysia có thể mở ra một chu kỳ như vậy. Ngay cả ở những quốc gia có dân số trẻ như Philippines, chi tiêu cũng không còn mạnh mẽ.

Ông NR Bhanumurthy, Giáo sư của Học viện Quốc gia Tài chính Công và Chính sách ở New Delhi (Ấn Độ) khẳng định: "Tạo việc làm sẽ là thách thức lớn nhất cho Chính phủ Ấn Độ và nguy cơ lớn nhất đối với sự phát triển chung của nền kinh tế nước này, bởi việc làm cũng là một cách để tạo ra nhu cầu tiêu thụ".

Thứ hai, các ngân hàng trung ương cần tăng lãi suất một cách hợp lý.

Nhiều người kỳ vọng các nhà chức trách tiền tệ ở Philippines, Malaysia, Indonesia và Singapore sẽ xem xét tăng lãi suất và thắt chặt các chính sách trong năm 2018, nhằm ngăn chặn nền kinh tế quá nóng. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã tăng lãi suất 3 lần vào năm 2017 và dự kiến tiếp tục tăng thêm 3 lần nữa trong năm nay.

Khi việc thu hẹp khoảng cách lãi suất với phương Tây sẽ kéo vốn ra khỏi châu Á, các ngân hàng trung ương khu vực sẽ cần phản ứng thận trọng trước những động thái của FED và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB). Điều rắc rối là, các ngân hàng trung ương châu Á phải đối mặt với tình huống độc nhất và không thể chỉ đơn giản là hoạt động theo FED.

Chẳng hạn như ở Philippines, việc tăng lãi suất sẽ tạo cho nhà đầu tư động lực để mua đồng peso. Một đồng peso mạnh mẽ hơn sẽ làm giảm lợi ích của dòng tiền đồng USD do các lao động Philippines ở nước ngoài gửi về. Những khoản tiền này đóng góp quan trọng cho nền kinh tế Philippines. Nếu người di cư ở nước ngoài gửi ít tiền về nhà hơn do tỷ giá hối đoái không thuận lợi, điều này sẽ làm giảm chi tiêu của người tiêu dùng. Ngân hàng trung ương có thể gây sức ép lên nền kinh tế nếu tăng lãi suất nhằm kiềm chế lạm phát và kích thích tiêu dùng.

Bên cạnh đó, lạm phát vẫn là một mối lo, khi giá dầu thô tăng nhờ sự phối hợp của OPEC và các nước xuất khẩu dầu trong việc giảm sản xuất và bởi sự bất ổn tại Trung Đông.

Ngân hàng Trung ương Ấn Độ lo ngại, lạm phát bao gồm giá cả lương thực và nhiên liệu sẽ vượt mức mục tiêu trung hạn 4% từ tháng 12/2017 đến tháng 3/2018. Cũng như ở Philippines, tăng lãi suất để bình ổn giá được cho là việc "nói dễ hơn làm".

Tiếp đó, bẫy nợ cũng là một vấn đề. Việc cắt giảm lãi suất có thể dẫn đến các biến chứng khác là bong bóng bất động sản và nợ tăng cao. Mặt khác, nếu bất động sản với mức giá cao tại những thành phố lớn của châu Á bắt đầu giảm thì nhiều cá nhân và công ty đầu tư vào bất động sản sẽ bị thua lỗ, khiến họ khó trả các khoản nợ hiện tại.

Thống đốc Ngân hàng Banque de France, thành viên Hội đồng quản trị của ECB, ông Francois Villeroy de Galhau cho rằng, nợ toàn cầu là một trong những nguy cơ chính cần được theo dõi. "Kể từ cuộc khủng hoảng tài chính, các mức nợ không giảm, và nếu nhìn vào những nền kinh tế mới nổi, nợ tăng lên đáng kể, nhất là nợ doanh nghiệp", ông Galhau nói thêm.

LÊ THẢO

(Tổng hợp và lược dịch từ Nikkei, Wilson Center & CNBC)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mumbai trở thành thủ đô tỷ phú của châu Á

Trung tâm tài chính Mumbai của Ấn Độ vừa lần đầu tiên vượt qua Bắc Kinh của Trung Quốc để trở thành thủ đô tỷ phú của khu vực châu Á, theo danh sách người giàu toàn cầu do Viện nghiên cứu Hurun có trụ sở tại Thượng Hải (Trung Quốc) công bố.

Mumbai trở thành thủ đô tỷ phú của châu Á
Giá dầu tăng khi rủi ro địa chính trị gây thêm lo ngại về nguồn cung

Theo Hãng thông tấn Reuters, giá dầu đã tăng trong đầu phiên giao dịch châu Á ngày 25/3, trong bối cảnh lo ngại về nguồn cung toàn cầu thắt chặt hơn do xung đột leo thang ở khu vực Trung Đông và cuộc xung đột tại Ukraine, trong khi số lượng giàn khoan của Mỹ sụt giảm góp phần vào áp lực tăng giá.

Giá dầu tăng khi rủi ro địa chính trị gây thêm lo ngại về nguồn cung
Giao dịch cổ phần tư nhân ở châu Á trong quý I/2024 giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2015

Dữ liệu cho thấy các hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A) được hỗ trợ bằng vốn cổ phần tư nhân (PE) ở châu Á dự kiến sẽ có giai đoạn đầu năm tồi tệ nhất trong gần một thập kỷ, do hoạt động giao dịch ở Trung Quốc tạm lắng và những bất ổn kinh tế, địa chính trị lan rộng hơn đã tác động đến tâm lý thị trường.

Giao dịch cổ phần tư nhân ở châu Á trong quý I 2024 giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2015
Đa dạng nội dung, hình thức truyền tải để phát triển kinh tế báo chí

Nguồn thu của các tòa soạn báo (kinh tế báo chí) hiện đang sụt giảm nghiêm trọng nên đã đến lúc cần thay đổi nội dung, hình thức truyền tải đến độc giả. Việc thay đổi phải linh hoạt theo từng tòa soạn nhằm mục đích kéo nhiều độc giả đến với mình, vì chỉ khi có độc giả thì sẽ có nguồn thu trở lại.

Đa dạng nội dung, hình thức truyền tải để phát triển kinh tế báo chí
Return to top