Văn hóa - Nghệ thuật Thông tin văn hóa
Kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà văn Nguyễn Tuân
TTH - Sáng 5/7, tại Hà Nội, Hội Nhà văn Việt Nam đã tổ chức lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà văn Nguyễn Tuân, một trong những nhà văn tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại, được trao Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật (đợt 1, năm 1996).
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã tới dự lễ kỷ niệm.
Nhà văn Nguyễn Tuân sinh ngày 10/7/1910. Ông là một tên tuổi lớn của văn học Việt
Xuất hiện trên văn đàn vào cuối thập niên 30 và đầu 40 của thế kỷ trước, Nguyễn Tuân đã khẳng định tên tuổi của mình ở một văn phẩm gần như thâu tóm và kết tinh mọi tinh hoa làm nên sự hoàn thiện và hoàn mỹ của một phong cách viết, đó là “Vang bóng một thời”…
Năm 1945, Cách mạng tháng Tám thành công, nhà văn Nguyễn Tuân tham gia cách mạng và kháng chiến, trở thành một cây bút tiêu biểu của nền văn học mới. Trong giai đoạn 1948-1958, nhà văn Nguyễn Tuân là Tổng Thư ký Hội Văn nghệ Việt
Phát biểu tại lễ kỷ niệm, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội đồng lý luận phê bình văn học nghệ thuật Trung ương Phùng Hữu Phú nhấn mạnh Nguyễn Tuân là một nhà văn bậc thầy, yêu nghề, một danh nhân văn hóa của Hà Nội.
Nhà văn cũng là một chiến sĩ tràn đầy nhiệt huyết, giàu lòng yêu nước. Đi theo Đảng từ sau Cách mạng tháng Tám, ông tham gia đoàn quân văn nghệ sĩ trong cuộc kháng chiến, có mặt trong đoàn quân
Ghi nhớ công lao, đóng góp to lớn của nhà văn Nguyễn Tuân đối với sự nghiệp phát triển văn học Việt Nam, giáo sư-tiến sĩ Phùng Hữu Phú khẳng định cuộc đời gắn trọn với văn hóa, văn học cách mạng của nhà văn Nguyễn Tuân đã giúp làm phong phú, giàu có thêm nền văn học Việt Nam hiện đại…
Ông là một trong những chiến sĩ tiên phong trên mặt trận văn hóa, văn nghệ. Ngay từ những năm 30 của thế kỷ trước, nhà văn Nguyễn Tuân đã đưa những cảm nhận tinh tế, những rung cảm về vẻ đẹp từng con người, mỗi góc phố, cửa ô Hà Nội vào văn học.
Các tác phẩm của ông là những tư liệu quý, những thước phim sống động và chân thực phản ánh chiều sâu văn hóa của đất Hà thành.
Theo TTXVN
- Chuyện xôi chè (28/02)
- Bi kịch từ đâu (28/02)
- Gặp tác giả hồi ký “Gánh gánh… gồng gồng…” (28/02)
- Mới lạ từ đài phun nước nghệ thuật (27/02)
- Tiếng đàn bên bờ sông Hương (27/02)
- Lá cờ tại Bảo tàng Tây Ban Nha và cái chết anh dũng của Nguyễn Duy (24/02)
- Hướng đến một kỳ Festival Nghề truyền thống mới lạ và độc đáo (23/02)
- Trở về với Huế (22/02)
-
Thắt chặt vòng ngoài, khóa kỹ vòng trong, kiểm soát vòng giữa
- Du xuân, chụp ảnh tết ở vùng cao A Lưới
- Nhân văn lễ tiến xuân
- Một thời con trâu
- Cuối năm đóng cửa rừng, ra Tết hai làng An Cư mở hội
- Bài thơ con trâu của vua Thiệu Trị
- Trâu trong hội họa: Biểu trưng cho sự bình yên, no đủ
- Sương tháng chạp
- Cầu ngói Thanh Toàn lưu thông trở lại
- Trải nghiệm tết xưa qua “Hương xưa bánh Tết”