ClockThứ Năm, 16/06/2016 10:37

Kỹ sư xây dựng mê... xốp

TTH - Với niềm đam mê sáng tạo từ những tấm xốp trắng phế thải, kỹ sư Nguyễn Cửu Ngọc Bảo đã tạo nên trò chơi ghép xốp mang tính nghệ thuật và giáo dục cao.

Đam mê

Nghe con nằn nì, “mẹ cho con đi cắt xốp”, tò mò, tôi theo con đến xem trò gì làm con mê mẩn. Thật bất ngờ, từ những tấm xốp trắng phế thải, dưới sự hướng dẫn tận tình của người sáng tạo trò chơi và qua bàn tay cắt ghép tỉ mẩn của các bạn nhỏ - những “kỹ sư nhí” vô cùng thích thú khi tự mình “xây” nên những căn nhà hoàn chỉnh, có cây xanh, bàn ghế, tường rào... Ở một góc khác, các bé nhỏ hơn được thỏa thích tô màu trên những tấm thiệp xốp, được chính chủ nhân thiết kế.

Không chỉ trẻ con mà người lớn cũng yêu thích trờ chơi ghép xốp

Kỹ sư Ngọc Bảo chia sẻ, trò chơi ghép xốp được Bảo “thai nghén” từ bức xúc: Nhà có nhiều cháu nhưng hễ đi học thì thôi, chứ về tới nhà lại lao vào chơi game. Vì muốn “lôi kéo” bọn nhỏ khỏi những game bạo lực trên mạng, mình mới nảy ra ý tưởng “biến” cắt xốp thành trò chơi độc đáo. Qua đó, góp phần giúp các em rèn luyện những kỹ năng như kiên nhẫn, khéo léo, cẩn thận, tỉ mỉ...

Bảo tìm mua những tấm xốp nén phế thải rồi về gia công (cắt) lại thành những tấm xốp mỏng với nhiều kích thước khác nhau. Để cắt xốp thành những hình dạng theo ý thích, Bảo tạo ra chiếc bàn cắt với cấu tạo đơn giản nhưng hiệu quả không ngờ. “Ngày xưa mình chơi cắt xốp bằng dây đàn nhưng không thẳng nên khó để dán khớp các mảnh ghép. Mình mới mày mò sáng tạo nên chiếc bàn cắt này để điều chỉnh theo ý muốn. Cấu tạo khá đơn giản nên bố mẹ nào cũng có thể làm chiếc bàn cắt này cho các con chơi được”, Ngọc Bảo cho hay. Chỉ cần một tấm gỗ ép hình vuông, hai dây điện trở mảnh (dây đàn). Một dây cố định đặt ngang và một dây đặt dọc. Dây ngang dùng để cắt xốp thành những tấm mỏng có độ dày đồng đều 4mm và dây dọc để cắt xốp có hình dạng bất kỳ. Sử dụng điện thế 9 vôn để đốt nóng dây điện trở. Để cắt được xốp, dây điện trở được duy trì nhiệt độ khoảng 50 độ C nên bàn xốp hoàn toàn an toàn cho người chơi.  

Chơi để học

Đang cùng con chăm chú cắt tấm xốp cuối cùng cho căn nhà hai tầng đang ghép, chị Đông Phương, ở khu tập thể Đống Đa kể: “Mình đi làm ca nên rất lo con ở nhà cứ “ôm” máy tính bảng. Giờ mê ghép xốp nên các con cứ đòi mẹ chở đến chơi. Về nhà lại lôi giấy bút vẽ phác thảo mô hình “vì con muốn tự mình thiết kế”. Sản phẩm hoàn thành lại rất được trân trọng, nâng niu vì đó là công sức của con. Chị Phương bày tỏ.

Khi được hỏi trò chơi ghép xốp với chiếc bàn cắt đa năng như vậy được học hỏi từ đâu? Ngọc Bảo tự hào cho biết: “Đam mê với ghép xốp từ nhỏ nên mình mày mò sáng tạo nên dụng cụ này để thuận tiện hơn khi thao tác những chi tiết nhỏ, đòi hỏi độ khó cao”.

Theo Bảo cho hay, trò chơi ghép xốp này có thể áp dụng cho rất nhiều đối tượng, với người chơi nhỏ, các em có thể cắt theo những hình ảnh đã được kẻ, vẽ sẵn trên tấm xốp. Với học sinh lớn, có thể thiết kế những sản phẩm cầu kỳ, phức tạp hơn mang dấu ấn tự làm. Và nếu không muốn tô màu nước lên xốp sau khi hoàn chỉnh, các em sẽ được hướng dẫn lắp những bóng đèn nhiều màu nhấp nháy cho tác phẩm của mình hay gắn động cơ đơn giản lên những chiếc cano, thuyền xốp để sản phẩm có thể chạy được trên nước... 

Là kỹ sư xây dựng (từng công tác tại Công ty Kinh doanh nhà Thừa Thiên Huế), Nguyễn Cửu Ngọc Bảo thừa nhận “mình có niềm đam mê kỳ lạ  với những tấm xốp. Sau khi rời công ty, ý nghĩ đầu tiên của Ngọc Bảo là thành lập doanh nghiệp ghép xốp (tại 136 đường Hùng Vương) để thỏa mãn đam mê cũng như truyền “lửa” yêu thích sáng tạo đến nhiều đối tượng, nhất là các em học sinh.

Liên Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khởi công xây dựng nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo

Sáng 23/4, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh phối hợp với Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội - Chi nhánh Huế và huyện Phong Điền khởi công xây dựng “Nhà đại đoàn kết” cho các hộ khó khăn ở Phong Điền.

Khởi công xây dựng nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo
Xây dựng văn hóa đọc cho cán bộ, chiến sĩ

Phong trào đọc sách, báo tại Trung đoàn 6, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh được triển khai đa dạng, giúp cán bộ, chiến sĩ học tập, nghiên cứu, tích lũy nhiều kiến thức nhằm phục vụ hiệu quả trong công tác.

Xây dựng văn hóa đọc cho cán bộ, chiến sĩ
Xây dựng doanh trại “Chính quy, xanh, sạch, đẹp”

Công trình doanh trại Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh hiện đang được gấp rút hoàn thành những hạng mục cuối cùng để sớm đưa vào sử dụng. Từ đó, đảm bảo chỗ làm việc, nơi ăn ở của cán bộ, chiến sĩ và tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu, đáp ứng mọi nhiệm vụ được giao

Xây dựng doanh trại “Chính quy, xanh, sạch, đẹp”
Đổi thay từ xây dựng nông thôn mới

Đây là cảm nhận không chỉ riêng chúng tôi vừa trở lại xã Phong Sơn - địa phương cuối cùng của huyện Phong Điền vừa được tỉnh công nhận xã nông thôn mới (NTM).

Đổi thay từ xây dựng nông thôn mới

TIN MỚI

Return to top