ClockThứ Năm, 16/06/2016 10:34

Kỳ thi THPT Quốc gia: Lo lắng của trường ĐH về địa phương coi thi

Nhiều trường ĐH, CĐ về các địa phương tổ chức kỳ thi THPT Quốc gia bày tỏ lo lắng về chi phí và chỗ ăn ở cho cán bộ coi thi.

Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2016 sẽ diễn ra từ ngày 1 đến 4/7 tới. Cả nước có 70 cụm thi đại học (ĐH) và 50 cụm thi địa phương.

Cho đến thời điểm này, nhiều trường ĐH, CĐ đang gấp rút hoàn tất các công đoạn chuẩn bị về cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ coi thi và các khâu hậu cần khác để đảm bảo an toàn nhất cho kỳ thi diễn ra an toàn, nghiêm túc.

PGS.TS Bùi Văn Quân, Hiệu trưởng ĐH Thủ đô Hà Nội cho biết, năm nay, nhà trường phối hợp với Sở GD-ĐT Hà Nội và các trường THPT trên địa bàn thủ đô tổ chức kỳ thi THPT Quốc gia. Trong số hơn 800 cán bộ coi thi của thành phố, ĐH Thủ đô Hà Nội bố trí khoảng 200 cán bộ làm công tác coi thi. Tất cả các công đoạn tổ chức về cơ sở vật chất, trường đều tuân theo sự chỉ đạo của Sở GD-ĐT Hà Nội.

Là trường ĐH thuộc tỉnh Ninh Bình, ông Vũ Văn Trường, trưởng phòng Đào tạo, ĐH Hoa Lư cho biết, việc chủ trì tổ chức kỳ thi THPT Quốc gia do ĐH Mỏ-Địa chất về Ninh Bình thực hiện. Không phải cử cán bộ, nhân viên di chuyển đến tỉnh khác coi thi, ĐH Hoa Lư chỉ phối hợp cùng với các trường THPT và ĐH Mỏ-Địa chất cùng tổ chức thi ngay tại địa phương. Công tác chuẩn bị nơi ăn ở cho cán bộ coi thi đã được Ban Chỉ đạo thi của tỉnh sắp xếp, bố trí

Trường về địa phương coi thi lo lắng về kinh phí

Năm nay, có sự thay đổi tương đối lớn trong việc tổ chức kỳ thi THPT Quốc gia. Đó là Bộ GD-ĐT quyết định mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đều tổ chức cụm thi. Nhiều địa phương có cả cụm thi ĐH và cụm thi chỉ để xét tốt nghiệp THPT.  

Để giảm áp lực đi lại xa xôi từ tỉnh này sang tỉnh khác và tốn kém kinh phí ăn ở cho thí sinh và người nhà, năm nay, Bộ GD-ĐT yêu cầu nhiều trường ĐH về một số tỉnh, thành và phối hợp với các trường THPT và chính quyền địa phương tổ chức kỳ thi.

Ngoại trừ một vài trường ĐH tổ chức thi THPT Quốc gia ngay tại địa phương như ĐH Thủ đô, ĐH Mỏ-Địa chất thì hầu hết các trường phải về các tỉnh, thành khác để tổ chức thi. Vì vậy, các trường cũng có những băn khoăn trong công đoạn tổ chức cho cán bộ, giám thị di chuyển đến địa phương khác coi thi và đảm bảo an toàn trong các khâu sao in, vận chuyển đề và bài thi.

ĐH Kinh tế Quốc dân được Bộ GD-ĐT giao nhiệm vụ cùng với ĐH Nông-Lâm tỉnh Bắc Giang chủ trì cụm thi tại tỉnh này. Tại Bắc Giang có khoảng 10.000 thí sinh sẽ thi tốt nghiệp THPT và lấy kết quả đó để xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ. Để đảm bảo an toàn, nghiêm túc cho kỳ thi, ĐH Kinh tế Quốc dân sẽ cử khoảng 450 cán bộ, giảng viên lên Bắc Giang chuẩn bị công tác coi thi. Số cán bộ coi thi khác, trường sẽ huy động các thầy, cô giáo các trường THPT và ĐH Nông-Lâm tỉnh Bắc Giang.

GS.TS Phạm Quang Trung, Phó Hiệu trưởng ĐH Kinh tế Quốc dân cho biết, việc tổ chức thi năm nay khác những năm trước nên phát sinh nhiều vấn đề nảy sinh nên ĐH Kinh tế Quốc dân phải cử đoàn cán bộ lên Bắc Giang khảo sát địa điểm, kiểm tra trường học, bố trí nơi ăn ở cho cán bộ coi thi trong suốt 5 ngày diễn ra kỳ thi.

Theo khảo sát của ĐH Kinh tế Quốc dân, số lượng khách sạn trên địa bàn tỉnh Bắc Giang không nhiều, chỉ có 2 khách sạn tương đối lớn, còn lại là khách sạn và nhà nghỉ nhỏ. Nếu trong suốt thời gian diễn ra kỳ thi, tính cả số lượng thí sinh trên địa bàn tỉnh Bắc Giang và ở những vùng xa cũng tập trung thi ở đây thì khả năng diễn ra tình trạng thiếu hoặc khó khăn trong việc đặt phòng cho cán bộ ở.

Ngoài việc bố trí nơi ăn ở, nhiều trường ĐH phải về địa phương tổ chức, coi thi sẽ phải đối mặt với việc lo kinh phí khi đưa đón cán bộ, giảng viên từ các tỉnh, thành về địa phương và ngược lại. Mặt khác, công tác chuyển đề thi, bài thi và mời các nhà giáo, các thầy cô về Hà Nội chấm bài cho thí sinh không tốn kém không nhỏ.

Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2016 sắp diễn ra. Những lo lắng, băn khoăn của những trường ĐH phải di chuyển về các tỉnh, thành để cùng các trường trung học và ngành Giáo dục địa phương lo tổ chức kỳ thi là có cơ sở. Mong rằng, Bộ GD-ĐT và các ban, ngành liên quan kịp thời có giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các trường ĐH về địa phương tổ chức thi để kỳ thi diễn ra an toàn và suôn sẻ nhất.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khai mạc Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương

Ngày 3/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với 63 địa phương để đánh giá tình hình kinh tế - xã hội tháng 3 và quý I/2024, đề ra nhiệm vụ công tác tháng 4 và quý 2/2024; đánh giá bổ sung kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chinh phủ; kết quả thực hiện Nghị quyết số 110/2023/QH15 Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV về xem xét, xử lý kết quả rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, và nhiều nội dung quan trọng khác.

Khai mạc Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương
Triển khai nhiều mô hình hưởng ứng Ngày Chủ nhật xanh

Ngày 23 và 24/3, tại nhiều địa phương, các lực lượng đã triển khai Phong trào ngày Chủ nhật xanh với các hoạt động đáng chú ý như, tổ chức đổi rác lấy quà, tặng quà cho hộ nghèo, khai trương tuyến đường cờ thanh niên, thực hiện mô hình điểm “Cổng trường văn minh – thân thiện – an toàn”…

Triển khai nhiều mô hình hưởng ứng Ngày Chủ nhật xanh
“Dấu ấn” và đóng góp trong sự phát triển vững chắc của địa phương

Cán bộ, đảng viên, người dân Phú Vang luôn nhận thức đúng đắn về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; nhiệm vụ quân sự quốc phòng, từ đó chung sức, đồng lòng xây dựng quê hương phát triển vững chắc. Để đạt được kết quả đó, có “dấu ấn” và đóng góp không nhỏ của Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) huyện.

“Dấu ấn” và đóng góp trong sự phát triển vững chắc của địa phương
Return to top