ClockThứ Bảy, 24/08/2019 12:43

Kỷ vật của ba

TTH - Một trong những kỷ vật trước khi đi xa ba để lại là chiếc gậy trúc.

Kỷ vật tháng ba

Chiếc gậy là kỷ vật ba vô cùng trân quý. Lúc còn khỏe, những khi không bận bịu, ông thường đem chiếc gậy ra, lau kỹ từng tý bụi. Lạ thay, gậy cũng như đời người. Mỗi năm, nó lại sẫm màu hơn một tý. Lớp vỏ trúc đỏ ong, ẩn hiện nét chấm phá đồi mồi của tuổi tác…

Ba kể, năm 16 tuổi, ông được tổ chức bí mật đưa ra miền Bắc. Trước khi đi, bà nội chỉ kịp trao cho ba cái gậy trúc. Có lẽ nội biết, đường Trường Sơn gian nan, vượt suối trèo đèo. Cây gậy sẽ là người bạn đồng hành theo mỗi bước chân con…

Khi đất nước thống nhất, điều đầu tiên ba làm là đưa vợ con về quê cũ - điều  mà ba nói - ông đã chờ đợi hơn 20 năm. Hành trang về quê không có gì nhiều. Và thứ ba không quên là chiếc gậy. Không còn dùng đến, ba gác cây gậy ở một góc trên bàn thờ. Sau này tôi mới hay, cây gậy là kỷ vật từ đời ông nội. Ít nhất, nó cũng đã thành gia bảo…

Khi chiến tranh biên giới phía Bắc diễn ra, những cái hầm trú ẩn được người dân huy động đào gần sân kho của hợp tác xã. Những bó chông sắt được ba đặt hàng sẵn. Ông bện cho chúng tôi những chiếc mũ rơm mà ba giải thích là chúng sẽ che chở cho các con khi nào cần đến. Hình như, ba đã sẵn sàng cho một cuộc hành quân mới khi cần.

Những ngày tháng ngột ngạt ấy, ba đem cây gậy xuống, lau kỹ. Có lẽ, nếu khi ấy, chiến tranh lan rộng, cần đến một cuộc tổng động viên, ba lại lên đường, với chiếc gậy vượt Trường Sơn năm xưa.

Sau này, khi về già, chiếc gậy lại là người bạn thân thiết của ông. Chứng viêm khớp khiến chân ba sưng tấy, đau nhức. Con cái bận bịu, không phải lúc nào cũng cận kề, cây gậy trở thành chỗ dựa cho những bước đi tập tễnh… Như có lần ba đùa: “Đâu chỉ có đời người, cái chi khó cũng cần có cây gậy…”.

Bây giờ, mỗi khi nhớ ba, tôi thường chạy ù về quê. Lại đem cây gậy trúc, lau thật sạch từng tý bụi như ba ngày nào. Ở đó có tháng năm, có hơi ấm đời người, có lịch sử hào hùng một thời vượt Trường Sơn cứu nước. Và cả cái triết lý ẩn dụ về chiếc gậy như có lần ba đã hóm hỉnh ví von…

TIỂU MUỘI

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bóng nắng

Bà Liếng sống một mình trong cái chòi dưới chân dốc Mù U. Nơi đó vắng ngắt, cánh đồng bỏ hoang, cỏ ngoi lên tới tận bờ, mấy con bò làng bên cũng chẳng buồn qua gặm những đám cỏ cằn khô. Bà Liếng là người đàn bà câm nên người làng quen gọi bà câm, quên mất cái tên Liếng từ bao giờ.

Bóng nắng
Cần suy nghĩ thấu đáo cho con

Nhận điện thoại của em gái, là giáo viên của một trường tiểu học; giọng em có vẻ gấp gáp, hốt hoảng, nhờ tôi tư vấn (vì trước đây tôi từng có thời gian công tác trong ngành tòa án).

Cần suy nghĩ thấu đáo cho con
Lời nói dối yêu thương

Bà Tới đang cầm những tờ màu xanh lá trên tay đếm đi đếm lại đến hai lần rồi gói ghém cẩn thận vào bị áo, lấy ghim ghim lại. Số tiền này bà vừa mới đi vay của cô Minh tạp hóa gần nhà. Năm nay làm ăn khốn khó, mùa màng thất bát, vợ chồng bà lo lắng mấy tháng nay. Tiền đâu lo Tết, mua cho lũ nhỏ cháu ngoại bộ quần áo đẹp, rồi nạp học phí kỳ 2 cho thằng Bi…

Lời nói dối yêu thương
Bông giấy vẫn nở dưới mưa xuân

Ngày ba mất, mắt mẹ buồn như cơn mưa mùa đông. Mẹ nhìn An như cây nhìn mưa, rũ rượi bên hông cửa. An lặng lẽ xếp từng chùm hoa giấy bỏ vào bao nilon. Năm nay không có tết rồi vì nhà cậu không ai buồn gắn những bông giấy nhỏ xinh để đem lên phố bán cho kịp người ta đưa ông Táo. Khi còn sống, ba An nói: “Cố mà giữ lấy nghề của tổ tiên. Ta không giàu vì những bông giấy Thanh Tiên mà giàu vì hồn quê, vì vốn văn hóa của một thời cha ông để lại”.

Bông giấy vẫn nở dưới mưa xuân
Tết muộn

Tôi sinh ra và lớn lên ở một làng chài ven biển quanh năm đượm mùi tôm cá. Tết của những làng chài ven biển cũng không khác gì ở những nơi khác, có chăng chỉ là tuổi thơ của tôi gắn liền với những chuyến đi biển xa biền biệt của ba. Vì thời gian tết về thì ở chỗ chúng tôi cũng là lúc bắt đầu mùa cá. Khi ấy những người đàn ông sẽ dong thuyền ra khơi và có khi đi cả tháng trời mới về. Tết của chúng tôi khi ấy vừa là hòa vào không khí chung của ngày lễ cổ truyền, vừa là sự chờ đợi và cầu bình an cho những người chủ gia đình đang lênh đênh trên sóng.

Tết muộn
Return to top