ClockChủ Nhật, 08/09/2019 15:15

Lạc quan tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2019 về đích

Dù chịu tác động tác động không thuận lợi của kinh tế toàn cầu, các tổ chức quốc tế đánh giá kinh tế Việt Nam vẫn đang có triển vọng tích cực năm 2019.

Những con số ấn tượng của Diễn đàn kinh tế phương Đông 2019Liên minh kinh tế tuần hoàn“Việt Nam ​​sẽ là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới năm 2019”Việt Nam-Campuchia ký biên bản định hướng hợp tác 28 lĩnh vựcKinh tế Việt Nam tăng trưởng nhanh nhất Đông Nam Á năm 2019

Báo cáo công bố tại cuộc Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 8 cho thấy, thị trường tiền tệ, tín dụng Việt Nam tương đối ổn định, với mức tăng trưởng tín dụng tính đến ngày 21/8/2019 tăng 7,71% so với cuối năm 2018; mặt bằng lãi xuất tiếp tục ổn định.

Nhấn mạnh tại buổi họp báo, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, nhiều tổ chức quốc tế đánh triển vọng kinh tế Việt Nam tích cực.

“Các số liệu kinh tế vĩ mô mới nhất cho thấy, tất cả các nền kinh tế thế giới đang gặp khó khăn. Dù chịu tác động tác động không thuận lợi của kinh tế toàn cầu, nhiều tổ chức quốc tế đánh giá Việt Nam vẫn đang vẫn có triển vọng kinh tế tích cực trong năm 2019. Các tổ chức dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2019 từ mức 6,6%-6,9%, nằm trong khung phấn đấu tăng trưởng của Việt Nam”, ông Mai Tiến Dũng nói.

Các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô cho thấy, kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng tích cực hơn và đang tiến dần về đích năm 2019. (Ảnh minh họa)

Luồng "sinh khí" mới

Nền kinh tế Việt Nam vừa đón nhận hai thông tin mới, khi tháng 8 vừa kết thúc. Thứ nhất, sau khi đánh giá lại, quy mô của nền kinh tế trong giai đoạn 2010 - 2017 tăng thêm 25,4% so với số liệu đã công bố. Việc đánh giá lại quy mô GDP, theo Tổng cục Thống kê, sẽ giúp đưa ra những định hướng đúng cho sự phát triển của đất nước trong giai đoạn 10 năm tới, đặc biệt là giai đoạn 2021 - 2025.

Thứ hai, Việt Nam đã đóng góp tới 7 cái tên, bao gồm Masan Group, Thế Giới Di Động, Sabeco, Vietjet Air, Vinamilk, Techcombank và Vingroup, trong danh sách 200 công ty có doanh thu trên 1 tỷ USD tốt nhất tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương năm 2019, theo xếp hạng của Forbes Asia.

Các thông tin tích trên đã tiếp thêm luồng "sinh khí" mới cho nền kinh tế Việt Nam, trong bối cảnh các chỉ tiêu thống kê về kinh tế tháng 8 và 8 tháng vẫn đang tiếp tục xu hướng tích cực.

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) 8 tháng qua đã tăng 9,5% so với cùng kỳ năm trước. Ngành chế biến - chế tạo tiếp tục tăng trưởng khá, khoảng 10,6% so với cùng kỳ. Ngành khai khoáng cũng tăng trở lại, với mức tăng 2,5% (năm ngoái, khai khoáng tăng trưởng âm).

Trong khi đó, xuất khẩu tiếp tục được cải thiện, với gần 170 tỷ USD, tăng 7,3% so với cùng kỳ năm trước. Đặc biệt, thặng dư cán cân thương mại hàng hóa đang tăng khá nhanh. Chỉ trong tháng 8/2019, nền kinh tế Việt Nam đã có thặng dư thương mại 1,7 tỷ USD, tương đương mức thặng dư thương mại của 7 tháng đầu năm. Do đó, xuất siêu của toàn nền kinh tế trong 8 tháng qua ước đạt 3,4 tỷ USD, hỗ trợ lớn cho dự trữ ngoại hối, cán cân thanh toán quốc tế và tỷ giá.

Thị trường xuất khẩu được cải thiện, trong khi sức mua trong nước cũng vẫn tăng khá. Con số được Tổng cục Thống kê công bố, mặc dù trong tháng 8, sức mua của người dân chỉ tăng nhẹ 0,4%, nhưng tính chung 8 tháng, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tiếp tục đạt tốc độ tăng cao so với cùng kỳ năm trước, lên tới 11,5%.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân, chỉ số được lấy để tính lạm phát của Việt Nam, chỉ tăng 2,57% so với cùng kỳ. Với con số này, mục tiêu kiểm soát lạm phát 4% của nền kinh tế trong năm nay là trong tầm tay.

Tiến gần về đích

Diễn biễn tích cực của nền kinh tế Việt Nam trong 8 tháng qua góp phần khẳng định các chỉ tiêu tăng trưởng năm 2019 đang tiến dần về đích. Nhiều khả năng năm nay nền kinh tế Việt Nam sẽ đạt và vượt cả mục tiêu tăng trưởng lẫn kiểm soát lạm phát.

Các chỉ tiêu khác, như tỷ lệ nhập siêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu (dưới 3%), tổng vốn đầu tư toàn xã hội (33 - 34% GDP), tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị (dưới 4%)… nhiều khả năng cũng sẽ đạt và vượt mục tiêu đề ra.

Một thông tin đáng chú ý vừa được Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Chính phủ, đó là dự kiến, trong số 12 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội được Quốc hội giao, có 4 chỉ tiêu vượt và 7 chỉ tiêu đạt kế hoạch.

Tại phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 8/2019, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh việc năm nay, chắc chắn sẽ đạt mục tiêu tăng trưởng cận cao trong Nghị quyết của Quốc hội (6,6-6,8%).

Theo Thủ tướng, kinh tế Việt Nam đã duy trì tốc độ tăng trưởng trên tất cả các lĩnh vực. Đây là kết quả tích cực trong bối cảnh kinh tế thế giới dường như không còn chống đỡ được những tác động tiêu cực của tình trạng bất ổn do căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, cũng như căng thẳng địa chính trị gây ra, khiến nhiều nền kinh tế lớn chịu áp lực suy giảm tăng trưởng kinh tế.

Nhiều tổ chức quốc tế cũng có những đánh giá tích cực về kinh tế Việt Nam. Chẳng hạn, trong Báo cáo kinh tế toàn cầu quý III/2019, Standard Chartered nhận định, Việt Nam sẽ tiếp tục là nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất ASEAN trong ngắn hạn, với mức tăng trưởng dự kiến đạt 6,9% trong năm 2019.

Trong khi đó, các dự báo của ADB, HSBC đều cho rằng, năm nay, kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng khoảng 6,7-6,8%. Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội Quốc gia thậm chí đã đưa ra con số 6,86%; còn Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách dự báo, tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ đạt mức 6,96% trong năm nay.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tổ chức Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu lần thứ 10

Tiếp nối thành công 9 năm, Ban dự án Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu tiếp tục phối hợp với các tổ chức, cá nhân, Hội đoàn, cộng đồng kiều bào, các nhà trí thức, khoa học và bạn bè quốc tế tổ chức trực tiếp và trực tuyến Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu - Lễ Giỗ Tổ và vinh danh con cháu Vua Hùng toàn cầu 2024 với chủ đề “Hoà bình - Di nguyện của tổ tiên”.

Tổ chức Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu lần thứ 10
Thông tin doanh nghiệp
Đơn vị sản xuất, cung cấp gói hút ẩm silicagel hàng đầu Việt Nam

Việc tìm kiếm được một đơn vị sản xuất và cung cấp gói hút ẩm uy tín, chất lượng, giá tốt là mối quan tâm hàng đầu của rất nhiều đối tác và doanh nghiệp. Hiện có rất nhiều nhà quản lý đau đầu vì không tìm thấy được công ty nào uy tín và đáng tin cậy. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu về Thịnh Phong Corp - Đơn vị sản xuất, cung cấp gói hút ẩm uy silicagel uy tín hàng đầu tại Việt Nam.

Đơn vị sản xuất, cung cấp gói hút ẩm silicagel hàng đầu Việt Nam
Tín hiệu lạc quan với bóng đá trẻ Huế

Bóng đá trẻ Huế đang có những bước tiến bộ đáng ghi nhận. Đó là nền tảng để chờ đợi sự bứt phá trong tương lai của bóng đá tỉnh nhà. Vòng chung kết U19 Quốc gia 2024 đã khép lại, nhưng dư âm của giải đấu này vẫn đọng lại với bóng đá Huế.

Tín hiệu lạc quan với bóng đá trẻ Huế
ADB: Kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng vững chắc giữa nhiều bất ổn bên ngoài

Trong Báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á (ADO) tháng 4/2024 vừa được công bố hôm nay (10/4), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã giữ nguyên dự báo tăng trưởng năm 2024 đối với Việt Nam được đưa ra trước đó, bất chấp những bất ổn kéo dài từ môi trường bên ngoài. Cụ thể, ADB kỳ vọng nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng lần lượt ở mức 6% và 6,2% vào năm 2024 và 2025.

ADB Kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng vững chắc giữa nhiều bất ổn bên ngoài
Kazimierz và 17 năm ở Việt Nam

Mỗi khi nghĩ đến KTS. Kazimierz Kwiatkowski tôi lại nhớ tiểu thuyết “Mười bảy khoảnh khắc mùa xuân” - một cuốn tiểu thuyết tình báo nổi tiếng của nhà văn Liên Xô (cũ) Yulian Semyonov, xuất bản năm 1969 và sau đó được dựng phim nhiều tập. Nhân vật chính là một sĩ quan tình báo của Liên Xô, bối cảnh tác phẩm bắt đầu từ chiến tranh thế giới thứ 2. Cuộc đời hoạt động trùng tu, cứu vãn di tích văn hóa của Kazimierz cũng có sự trùng hợp con số 17. Một KTS người Ba Lan có 17 năm liên tục làm việc ở Việt Nam.

Kazimierz và 17 năm ở Việt Nam
Return to top