Thể thao

Làm bóng đá kiểu Ajax

ClockThứ Sáu, 03/05/2019 10:30
TTH - Sau hàng chục năm vắng bóng ở những vòng đấu cuối cùng, mùa hè này Ajax Amsterdam đã lại có mặt ở vòng 4 đội mạnh nhất Champions League 2019. Đối thủ của câu lạc bộ Hà Lan là Tottenham, đội bóng lừng danh của Anh Quốc. Ở Hà Lan, Ajax là một tượng đài. Ở châu Âu, đội bóng này cũng được nhắc đến với tư cách là đội bóng thứ 2 (sau Real Madrid) 3 lần liên tiếp đoạt cúp C1 châu Âu với bộ đôi thầy trò Michels và Cruyff. Thế nhưng, đó đã chuyện của ngày xưa, của nửa thế kỷ trước.

Đêm Champions League không ngủHạ Liverpool, Real Madrid lần thứ ba liên tiếp vô địch Champions League

Đội hình Ajax hiện tại chủ yếu gồm tài năng do chính họ ươm mầm. Ảnh: VnExpress.net

Khác với nhiều câu lạc bộ bóng đá, vòng tuần hoàn cứ lặp đi lặp lại một cách bền bỉ ở Ajax là phát hiện, ươm mầm, bán lấy lời và tái đầu tư. Ở một khía cạnh nào đó, tình cảnh của Ajax giống với Brasil là quốc gia chuyên xuất khẩu cầu thủ hay như ở một cấp độ thấp hơn nhiều là một số địa phương ở nước ta, như Nghệ An, có cầu thủ bán ở khắp nơi trong nước. Nó lại đối nghịch với các gã giàu, như Chelsea hay Man City của bóng đá Anh, chuyên săn tìm các tên tuổi lớn để nhanh chóng giành lấy vinh quang.

Những danh hiệu tầm cỡ châu lục lẩn tránh, thế nhưng Ajax có thể tự hào. Thống kê năm 2018, lò đào tạo danh tiếng này đã cung cấp cho 31 giải đấu châu Âu 77 cầu thủ, trong đó có 14 danh thủ đang thi đấu ở 5 giải đấu vô địch quốc gia hàng đầu châu Âu, nhiều hơn hẳn so với bất kỳ một lò đào tạo nào. Phương châm đào tạo của Ajax không dừng lại ở danh hiệu, mà còn hướng tới nhân bản những cá nhân xuất chúng. Tất cả cùng sinh hoạt, cùng dùng bữa và cùng tập luyện theo một chuẩn.

Với rất nhiều đội bóng, sự ra đi của một ngôi sao trong đội hình có lúc là một thảm họa, kéo theo sự khủng hoảng nặng nề. Riêng với Ajax, điều đó không quan trọng. Nửa thế kỷ trước, Ajax bán Johan Cruyff khi huyền thoại này đang trong giai đoạn đỉnh cao của sự nghiệp. Daley Blind, Luis Suarez, Zlatan Ibrahimovic...  là những sản phẩm xuất chúng khác, nhưng trong quãng thời gian đẹp nhất của sự nghiệp, họ đã không ở lại giúp Ajax vươn lên đỉnh cao.

Hai ngôi sao trẻ giúp Ajax có một mùa giải thăng hoa đang chuẩn bị chia tay đội bóng. Đó là Frenkie de Jong đến với Barcelona của Tây Ban Nha và Matthij de Ligt cũng đang rục rịch chia tay Ajax để tìm bến đỗ mới với PSG của Pháp. Thế nhưng, có vẻ như Ajax không hề  run sợ trước nạn chảy máu chất xám. Đơn giản, vì phía sau De Jong và De Ligt, Ajax có cả một “công xưởng” sản xuất những ngôi sao.

Chuyện Ajax làm bóng đá khiến nhiều người liên tưởng tới bóng đá Huế. Cái khó lâu nay của Cố đô là sự bám víu của cái nghèo khiến cho mọi khát vọng dở dang. Thế nhưng, dễ dàng nhận thấy là dân Huế ghiền và luôn có đam mê cháy bỏng dành cho trái bóng tròn. Bóng đá Cố đô cũng không thiếu những mầm xanh. Vậy nên, thay vì than thân và trách phận, bóng đá Huế muốn phát triển nên nghĩ đến lối đi cho riêng mình. Cách làm bóng đá kiểu Ajax là một gợi ý. Hãy bắt đầu bằng cách đầu tư đào tạo thật nhiều và thật tốt những cầu thủ bóng đá mang nhãn hiệu “made in Huế”, rồi sẽ đến ngày bóng đá Huế gặp được “mạnh thường quân” xứng tầm và gặt hái quả ngọt.

ĐAN DUY

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cầu thủ nhập tịch

Trước thềm 2 trận đấu gặp tuyển Việt Nam vào cuối tháng 3 này, theo tờ Bola. Okezone, Indonesia đã hoàn thành nhập tịch cầu thủ gốc Hà Lan, Nathan Tjoe-A-On. Cầu thủ này đã tuyên thệ trở thành công dân Indonesia. Sau khi tuyên thệ, Nathan Tjoe-A-On có thể khoác áo đội tuyển Indonesia ngay.

Cầu thủ nhập tịch
Không còn “có mới, nới cũ”

Trong danh sách 33 cầu thủ được HLV Troussier triệu tập trong lần tập trung vào đầu tháng 3 này, chuẩn bị cho 2 trận đấu gặp Indonesia ở vòng loại World Cup 2026 khu vực châu Á, xuất hiện nhiều cái tên cũ, là trụ cột và chỗ dựa một thời của bóng đá Việt Nam.

Không còn “có mới, nới cũ”
Vượt qua mặc cảm “bóng đá nhà nghèo”

Nửa mùa hạng Nhất đã đi qua và với vị trí top 3, bóng đá Huế đang có một mùa giải trên cả mong đợi. Cụ thể với 17 điểm, các học trò của ông Nguyễn Đức Dũng chỉ xếp sau 2 đội bóng được chỉ đích danh thăng hạng ngay từ đầu mùa giải và không có chi bất ngờ nếu được góp mặt ở sân chơi V. League vào năm sau. Sự thật thì chỉ có SHB Đà Nẵng là vượt trội, còn PVF-CAND cũng chỉ hơn CLB Huế vẻn vẹn 1 điểm và vượt lên ở lượt đá cuối cùng vào cuối tuần qua.

Vượt qua mặc cảm “bóng đá nhà nghèo”
Return to top